Thời tiết bất thuận, rau xanh cũng trở nên xa xỉ trong bữa ăn mỗi gia đình (Trong ảnh: bà Phạm Thị Hường lựa chọn rau xanh, thực phẩm trong thời điểm tăng giá ở chợ Nghĩa Phương)

Thời tiết bất thuận, rau xanh cũng trở nên xa xỉ trong bữa ăn mỗi gia đình (Trong ảnh: bà Phạm Thị Hường lựa chọn rau xanh, thực phẩm trong thời điểm tăng giá ở chợ Nghĩa Phương)

(HBĐT) - Cùng với diễn biến xấu của thời tiết kéo dài trong những ngày qua, giá bán rau, củ, quả đang có xu hướng tăng. Nỗi lo về tình hình giá cả nhiều loại hàng hóa, trong đó có một số mặt hàng nhu yếu phẩm đang bị đẩy lên cao vào thời điểm gần Tết Nguyên đán luôn canh cánh với người tiêu dùng.

 

Rau, củ, quả là nhóm hàng có tốc độ tăng giá mạnh nhất. Chị Nguyễn Hải Trang, ở tổ 8, phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình) phàn nàn: Độ 1 tuần trước, một bó rau muống, cải canh mới chỉ 5 nghìn đồng, su hào loại vừa giá 5.000 đồng/củ. Nhưng hiện nay, chị đã phải mua 7.000 đồng/bó rau muống, cải, mồng tơi… Su hào đã tăng giá lên 8.000 đồng.

 

Giá rau, củ, quả tăng, những người buôn bán mặt hàng này cũng không mấy thuận lợi trong kinh doanh. Bà Bùi Thị Chung – chủ một của hàng rau xanh tại chợ Nghĩa Phương cho biết: Giá rau lấy buôn cũng vào 5000 đồng - 6.000 đồng/bó rồi. Tình hình tăng giá chung nên các quầy buôn bán rau, củ, quả các chợ đều cùng cảnh làm ăn chật vật, khách đến mua hàng thì ca thán, lượng mua cũng giảm đi. Nhiều khách quen trước đây mua rau không cần hỏi giá, chủ quầy đưa bao nhiêu bó rau cũng thanh toán bấy nhiêu. Nhưng giờ, ai cũng quan tâm giá cả ra sao, còn tăng nữa không và khách mua ngày càng vãn.

 

Theo những nông dân mang rau tự sản xuất đi bán tại các chợ hiện nay, giá rau sở dĩ tăng cao là do nguồn cung đang khan hiếm. Trong điều kiện thời tiết lạnh giá, sương mù nhiều, cây rau cằn cỗi, chậm phát triển, một số diện tích rau, củ, quả ở các địa phương bị chết rét. Với tình hình thời tiết từ nay đến Tết Nguyên đán còn xảy ra vài đợt rét đậm, rét hại, giá rau xanh và các loại của, quả khác như cà chua, cải bắp, su hào, khoai tây, khoai sọ… sẽ còn tăng giá nữa. Khảo sát tại các chợ truyền thống, giá rau, củ, quả tăng bình quân từ 10% - 50% so với thời điểm cuối tháng 12. Cụ thể: cà chua từ 10.000 đồng/kg tăng lên 13.000 đồng/kg, khoai tây từ 10.000 đồng/kg tăng lên 15.000 đồng/kg, ngọn su su từ 5.000 đồng/bó tăng lên 8.000 đồng/bó, bắp cải tăng giá mạnh nhất (từ 7.000 đồng/kg tăng lên 12.000 đồng/kg).

 

Cùng với tình hình rau, củ, quả tăng giá, giá của một số loại thực phẩm thiết yếu, mặt hàng tươi sống trên thị trường như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, hải sản… rục rịch tăng theo. Mức tăng giá của các loại hàng hóa nhu yếu phẩm kể trên dao động từ 2.000 đồng – 10.000 đồng/kg. Người tiêu dùng càng khó khăn hơn trong việc cân đối chi tiêu, danh ưu tiên cho những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Các mặt hàng khác cũng đang xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh tăng cao hoặc nguyên nhân tăng giá nguyên liệu đầu vào. Lực lượng QLTT đang triển khai kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt sát diễn biến thị trường hàng hóa và kịp thời phát hiện các vi phạm đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Đến thời điểm này, việc tăng giá một số hàng hóa thiết yếu trên thị trường tỉnh vẫn ở trong tầm kiểm soát, chưa xảy ra biến động lớn.

                                                                 

 

                                                                     Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục