(HBĐT) - Trong hơn 25 năm cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt. Tuy vậy, nền kinh tế đã bộc lộ không ít yếu kém nội tại. Tăng trưởng GDP tuy vẫn ở mức tương đối cao nhưng đang có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.

 

Quy mô các  ngành  kinh tế còn nhỏ và phân tán, Sản xuất công nghiệp phần lớn còn ở dạng gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng nội địa thấp. Đa số các sản phẩm có đóng góp lớn trong GDP và kim ngạch xuất khẩu đều là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và khoáng sản, các sản phẩm công nghiệp sơ chế và dịch vụ phục vụ tiêu dùng sử dụng nhiều lao động phổ thông. Số ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít; công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, còn mất cân đối lớn giữa các khâu trong chuỗi sản xuất và cung ứng. Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động còn bất hợp lý; hiệu quả đầu tư và năng suất lao động còn thấp; chưa thu hẹp được khoảng cách về năng suất lao động so với các nước trong khu vực.

 

Trong khi tốc độ tăng trưởng giảm sút, thì lạm phát luôn ở mức cao. Các cân đối vĩ mô chưa vững chắc, nợ nước ngoài và nợ công ở mức cao, nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng. Vì vậy, bất ổn kinh tế vĩ mô luôn là vấn đề phải quan tâm hàng đầu trong mấy năm gần đây. Nhận thức rõ yếu kém và giới hạn của mô hình tăng trưởng hiện nay, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định “Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế” là định hướng tổng quát của phát triển KT-XH thời kỳ 2011-2020; đồng thời, yêu cầu phải “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững”.

 

Cùng cả nước trong những năm qua kinh tế của tỉnh ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2000-2010 khá ổn định 12%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập bình quân đầu người/năm tăng đáng kể, năm 2012 là 17,7 triệu đồng; công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt  từ mức 31,3% năm 2005 còn 14% năm 2010; kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế yếu kém. Thu nhập bình quân đầu người thấp (bằng 59,5% của cả nước); Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, nông lâm ngư nghiệp có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế; chuyển dịch cơ cấu ngành mới đạt được ở việc tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, mà chủ yếu sử dụng ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chưa chuyển dịch theo hướng công nghiệp hiện đại, phát triển các lĩnh vực sản xuất theo chiều sâu và dịch vụ chất lượng cao; cơ cấu kinh tế vùng chưa rõ nét; tỷ lệ tích luỹ và đầu tư thấp (khả năng tích lũy nội tỉnh thấp, tỉnh phải tiếp nhận và phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực từ bên ngoài); kinh tế hàng hoá còn kém phát triển, kể cả thị trường nội địa, với tổng lưu chuyển hàng bán lẻ chỉ chiếm khoảng 42% - 48% GDP (cả nước 70% GDP); XNK hàng hoá rất nhỏ, khoảng trên 30 triệu USD/năm, trong khi cả nước có quy mô lớn gấp khoảng 3.000 lần; trình độ dân trí không đồng đều, chất lượng và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, mức độ đa dạng về ngành nghề đào tạo thấp.

 

Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của tỉnh phụ thuộc  chủ yếu vào sự gia tăng của vốn đầu tư và sự gia tăng của số lượng lao động, đây là sự tăng trưởng theo chiều rộng. Trong điều kiện KH - KT phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh môi trường quốc tế quyết liệt, cùng với những biến động kinh tế thế giới trong những năm gần đây cho thấy việc phát triển kinh tế theo chiều rộng đã bộc lộ nhiều hạn chế và đến tới hạn; tốc tăng trưởng kinh tế của tỉnh đang có xu hướng giảm dần (Năm 2010 tăng trưởng 12,57%; năm 2011 là 10,42% và năm 2012 là 10,2%).

 

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh theo chiều sâu (tăng trưởng dựa vào sự tăng lên của năng suất tổng hợp) là cấp thiết và cần phải tập trung vào nâng cao  hiệu quả đầu tư và nâng cao năng suất lao động, trọng tâm là:

 - Về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản:  phải tích tụ ruộng đất để hình thành vùng và các mô hình sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao: vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, vùng thực phẩm an toàn cho Thủ đô Hà Nội.

            - Về sản xuất công nghiệp: Tập trung phát triển ngành công nghiệp điện tử, lắp ráp linh kiện ô tô, xe máy, sản xuất bia, rượu, nước giải khát và chế biến nông sản là những định hướng lớn trong thu hút đầu tư.

            - Về hoạt động thương mại dịch vụ: Phát triển các ngành dịch vụ có đóng góp nhiều cho nền kinh tế và có hàm lượng giá trị gia tăng cao như du lịch, thương mại, vận tải, tư vấn, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng…

 

Để giải quyết những vấn đề trên, cần quan tâm  tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm , trước mắt là: Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, khu, cụm công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp), đặc biệt là kết cấu hạ tầng vùng động lực kinh tế  và ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu nguốn vốn đầu tư theo hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư khu vực Nhà nước, tăng vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước. Nguồn vốn ngân đầu tư từ NSNN chỉ tập trung đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu; khuyến khích và có chính sách huy động nguồn vốn từ khu vực ngoài Nhà nước cho những hoạt động sản xuất  có kỹ thuật - công nghệ cao (chế tạo, chế biến).Tăng cường, khuyến khích và phát triển ứng dựng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động  sản xuất, tập trung chuyển dịch lao động nông nghiệp thuần túy chuyển sang sản xuất nông nghiệp chất lượng, sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

 

                 Bùi Hải Quang

                    (Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư)

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục