Nhiều hộ dân ở xóm Tháu đã sắm được các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình như: tủ lạnh, nồi cơm điện, máy giặt… Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Nghi trong căn nhà mới xây.
(HBĐT) - Đã lâu lắm nay tôi mới có dịp trở lại xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TP Hoà Bình). Xóm trước đây từng được gọi là “xóm đèn dầu”, nằm ở lưng chừng đồi dốc tới 450 so với mặt nước, địa hình khó khăn cho việc đi lại và làm ăn, khó phát triển kinh tế. Nhưng với sự cần cù, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây mà xóm đang từng ngày đổi thay.
Ghé thăm nhà bác Quách Trọng Hiếu, “cư dân” đã có nhiều năm gắn bó với xóm Tháu, bác hồ hởi: từ khi có điện, xóm này vui lắm các chú ạ! Trước đây chỉ biết ngắm ánh đèn từ lòng hồ sông Đà hắt lên, giờ trong nhà, ngoài sân cứ tối đến là đèn điện sáng ngời. Ở đây, gia đình tôi chỉ có 2 vợ chồng, trước kia không có điện buồn lắm! Bây giờ vợ chồng có thêm cái tivi bầu bạn. Ngày đi làm, tối đến, 2 vợ chồng lại được nghỉ ngơi xem tivi thế là nhất rồi. Không chỉ gia đình bác Hiếu, mọi sinh hoạt của người dân xóm Tháu giờ đều đã gắn với những tiện nghi như: tủ lạnh, nồi cơm điện, máy giặt…
Xóm Tháu là cộng đồng dân cư từ các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Phú Thọ, Hòa Bình tụ họp về sinh sống, lập nghiệp. Hiện nay, xóm có gần 90 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu. Trò chuyện với những người đã có nhiều năm gắn bó với xóm, chúng tôi được biết trước đây trẻ em trong xóm phải chèo thuyền qua sông sang tận trường Thái Thịnh hoặc đi xuống trung tâm thành phố để học. Cá biệt có những gia đình phải gửi con về quê nhờ người thân lo chuyện học hành. Chính vì vậy, tỷ lệ trẻ đến trường đúng độ tuổi ở xóm Tháu tuy chưa có con số thống kê đầy đủ song luôn ở mức thấp. Vài năm lại đây, nhờ có sự quan tâm của chính quyền, trẻ em trong xóm được ưu tiên đi học trái tuyến. Lũ trẻ xóm Tháu giờ chỉ phải đi 2 km xuống trường Thái Bình để học. Vừa có cơ hội gần gũi cha mẹ lại không lo hiểm họa sông nước, tỷ lệ trẻ em xóm Tháu được đến trường tăng cao hơn hẳn với gần 100% số trẻ được ra lớp đúng độ tuổi.
Anh Quách Văn Thống, công an viên kiêm quyền trưởng xóm cho biết: Được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp, xóm Tháu ngày càng đổi mới. Con đường đầy sỏi, đá giờ đây đã được bê tông hóa, dân trong xóm đã biết dùng điện để phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển TTCN… Do đó, đời sống của nhân dân nơi đây không ngừng được nâng lên với thu nhập bình quân năm 2012 đạt 13 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo, cận nghèo giảm theo từng năm. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã, xóm thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu VH- VN, TD- TT, tặng quà cho hộ gia đình chính sách, người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…, nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân xóm Tháu ngày càng được cải thiện.
Tuy vậy, hiện nay, xóm Tháu vẫn gặp phải không ít khó khăn. Anh Quách Văn Thống cho biết thêm: Hiện nay, xóm vẫn chưa có nhà văn hóa nên các hoạt động hội họp đều phải tổ chức tại nhà dân. Bên cạnh đó, xóm chưa có nước sạch, mọi sinh hoạt vẫn phải dựa vào nguồn nước tự nhiên. Đặc biệt dù đã tồn tại gần 30, năm song xóm vẫn chưa có quyết định thành lập chính thức, chính quyền xóm vẫn chỉ là chính quyền lâm thời. Người dân nơi đây vẫn đau đáu với câu hỏi: Liệu bao giờ xóm Tháu mới được chính thức thành lập?
Hoài
(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Nam ở thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị Báo Hòa Bình cho biết trình tự, thủ tục và thẩm quyền giảm tiền thuê đất được quy định như thế nào?
(HBĐT) - Trong quý I/2013, toàn ngành Thanh tra tỉnh đã triển khai 20 cuộc thanh tra hành chính, tập trung vào các nội dung như: Quản lý tài chính, điều hành và sử dụng ngân sách, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản...
(HBĐT) - Sau nhiều ngày thiếu nước tưới dưỡng, hàng nghìn ha lúa, cây màu ở địa bàn tất cả các xã, thị trấn của huyện Lương Sơn đang chậm phát triển, thậm chí có chỗ ngừng sinh trưởng. Bà con nông dân các địa phương đứng ngồi không yên bởi nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nếu mưa không xuống, hạn hán sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ sản xuất và sản lượng cây trồng vụ chiêm- xuân.
(HBĐT) - Tháng 1/2013, Sở NN&PTNT Hà Nội đã ký kết thỏa thuận phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh ta về “phòng- chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật” và “sản xuất, tiêu thụ rau an toàn”. Theo ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT: Sẽ là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh ta khi khai thác được một thị trường lớn như Hà Nội.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Bích, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) cho biết: Lỗ Sơn là xã thuần nông với hơn 500 ha đất nông nghiệp, diện tích đất lúa ổn định, chỉ chiếm gần 1/3. Toàn xã có 760 hộ, 3.220 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong đó, lực lượng lao động toàn xã là hơn 2.000 người. Vì vậy, tỷ lệ lao động nông thôn nhàn rỗi hàng năm khá cao. Nhiều hộ sau khi hết việc nông thường phải đi tìm việc làm thuê tại các thành phố, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại từ những công việc này không cao kéo theo đó là nhiều bất lợi về an ninh xã hội. Giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động là một trong những mục tiêu mà cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đặt ra trong công tác xoá đói- giảm nghèo những năm gần đây.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, huyện Kim Bôi xác định sẽ huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của Nhà nước, các tổ chức và nhà đầu tư khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo lợi ích hài hòa.