Mô hình trồng thanh long của gia đình ông Nguyễn Văn Khích ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Mô hình trồng thanh long của gia đình ông Nguyễn Văn Khích ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) mang lại hiệu quả kinh tế khá.

(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn đã tập trung đẩy mạnh 3 phong trào thi đua ở các cấp Hội. Trọng tâm là phong trào SXKDG, đoàn kết giúp nhau XĐ-GN và làm giàu chính đáng. Xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm của địa phương, các cấp Hội đã tập trung công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ KH-KT, dịch vụ giống, vốn, vật tư phân bón giúp cho hội viên nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình.

 

Trong những năm qua, Hội đã phối hợp với các ngành mở được 180 lớp tập huấn KN-KL với trên 1.200 lượt hội viên tham gia, xây dựng trên 15 mô hình điểm trình diễn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi theo phương pháp mới hiệu quả cao; tổ chức dạy nghề nông nghiệp cho 600 lượt người. Phối hợp với NH NN&PTNT huyện thực hiện tốt tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cơ sở hội trong toàn huyện thành lập 72 tổ nhóm tín chấp vay vốn cho 1.952 hộ vay 23 tỷ đồng. Phối hợp với NH CSXH huyện nhận uỷ thác vốn tín dụng ưu đãi ở 32 tổ TK&VV cho 1.530 hộ vay 32 tỷ đồng. Nhìn chung, các hộ nông dân được vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

 

Theo đánh giá của HND huyện Kỳ Sơn, hoạt động của Hội nông dân các cấp đã góp phần tích cực tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo của huyện hàng năm giảm từ 2 -3%, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 6,27%. Số hộ SXKDG ngày càng tăng, năm 2012, toàn huyện có 2.900 hộ đạt SXKDG 4 cấp.

 

Để nâng cao chất lượng phong trào, HND huyện đã chú trọng công tác chuyển giao KH-CN và xây dựng mô hình có hiệu quả. Hàng năm, chỉ đạo các cấp Hội đăng ký các mô hình điểm, chọn những nơi có phong trào và lấy các chủ trang trại, các hộ SXKDG làm địa bàn chỉ đạo. Chọn hộ gia đình, chọn địa điểm có quy mô và điều kiện SX phù hợp với yêu cầu của từng mô hình để thực hiện; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật, chỉ đạo theo dõi, tổng kết mô hình, tổ chức hội thảo đầu bờ rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Được sự chỉ đạo của HND tỉnh, HND huyện đã thành lập 33 CLB nông dân  nhóm sở thích với 390 hội viên tham gia. Các CLB xây dựng quy chế hoạt động và bầu Ban chủ nhiệm chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung và điều hành hoạt động.

 

Việc xây dựng các mô hình điểm ứng dụng tiến bộ KH-KT vào SX đã mang lại hiệu quả cao, nhiều nơi đã nhân rộng trên địa bàn, một số nơi đã ứng dụng thành công nâng cao hiệu quả kinh tế có thu nhập từ trên 150- 200 triệu đồng/ha/năm, điển hình như mô hình trồng rừng của hộ hội viên Trịnh Văn Yên, khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, chăn nuôi gà thịt của hộ Nguyễn Văn Quỳnh, chăn nuôi lợn thịt của hộ Nguyễn Văn Tiến, xã Hợp Thịnh; SX gạch nung của hộ Lại Văn Minh, thị trấn Kỳ Sơn...

 

                                                                           Đinh Thắng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo huyện Yên Thủy phát biểu trước khi ký kết hợp đồng liên kết trồng và tiêu thụ mía đường nguyên liệu

Đổi thay xóm Tháu

(HBĐT) - Đã lâu lắm nay tôi mới có dịp trở lại xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TP Hoà Bình). Xóm trước đây từng được gọi là “xóm đèn dầu”, nằm ở lưng chừng đồi dốc tới 450 so với mặt nước, địa hình khó khăn cho việc đi lại và làm ăn, khó phát triển kinh tế. Nhưng với sự cần cù, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây mà xóm đang từng ngày đổi thay.

Chuyển biến tích cực trên thị trường mũ bảo hiểm

(HBĐT) - Mũ bảo hiểm rởm không còn bày bán tràn lan, thương nhân dè dặt hơn trong kinh doanh mặt hàng mũ bảo hiểm và người tham gia giao thông đã lưu tâm, cẩn trọng hơn khi lựa chọn mũ để phòng vệ cho mình là ghi nhận bước đầu, đồng thời là tín hiệu vui từ thị trường mũ bảo hiểm.

Gắn kết lâu dài người trồng mía với doanh nghiệp

(HBĐT) - Những năm gần đây, cây mía đường được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh ta. Tiến Để phát triển vùng mía nguyên liệu, Công ty CP Mía đường Hoà Bình đang phối kết hợp với NHNo&PTNT Chi nhánh Hoà Bình tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn, giống nhằm thúc đẩy chất lượng, sản lượng cây mía đường, tạo điều kiện cho thúc đẩy (nông nghiệp nông thôn) trên toàn địa bàn

Lạc Sơn - Sôi nổi phong trào nhân dân ứng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 12B được Bộ GT-VT phê duyệt tại Quyết định số 1822 ngày 24/6/2009 với quy mô đường cấp IV, miền núi thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005. Tổng chiều dài toàn tuyến 42,7 km. Tổng mức đầu tư gần 493 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Trong đó, kinh phí xây lắp gần 350 tỷ đồng. Công trình được khởi công tháng 9/2010. Nguồn vốn kế hoạch được giao năm 2010 là 1 tỷ đồng, năm 2011 là 50 tỷ đồng và năm 2013 là 80 tỷ đồng. Tuyến đường đi qua địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc.

Về quy định chung và sở hữu đất đai

(HBĐT) - Đến ngày 26/3, toàn tỉnh đã có hơn 1.100 ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, LLVT và các tầng lớp nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Báo Hòa Bình trích đăng một số ý kiến đã được Sở TN-MT tổng hợp.

Quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền giảm tiền thuê đất

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Nam ở thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị Báo Hòa Bình cho biết trình tự, thủ tục và thẩm quyền giảm tiền thuê đất được quy định như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục