Người dân xã Hiền Lương tìm hiểu hiệu quả của mô hình nuôi cá tầm thương phẩm để có sự lựa chọn mới trong phát triển nguồn lực thủy sản.

Người dân xã Hiền Lương tìm hiểu hiệu quả của mô hình nuôi cá tầm thương phẩm để có sự lựa chọn mới trong phát triển nguồn lực thủy sản.

(HBĐT) - Ông Xa Văn Chính, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Hiền Lương (Đà Bắc) cho biết: Xã có 915 ha mặt nước lòng hồ sông Đà, trải dài qua các xóm Doi, Mơ, Ké. Đây là lợi thế mà xã xác định cần khai thác hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân, tạo thêm sức mạnh cho phát triển KT-XH.

 

Những năm gần đây, UBND xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó khuyến khích lựa chọn đầu tư vào mô hình nuôi cá lồng để khai thác tốt lợi thế mặt nước. Có thể nói, mô hình nuôi cá lồng đã và đang góp phần tích cực chuyển đổi ngành nghề cho lao động, bước đầu hình thành vùng nuôi cá lồng tập trung có hiệu quả kinh tế bền vững.

 

Xã Hiền Lương có diện tích tự nhiên 3.915 ha, trong đó, diện tích mặt hồ 915 ha, đất nông nghiệp 111,5 ha, đất lâm nghiệp trên 1.858 ha, đất thổ cư trên 53 ha, còn lại là các loại đất khác. Kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 70% cơ cấu kinh tế, trong đó, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp đơn thuần với hiệu quả kinh tế thấp, thiếu tính bền vững. Xác định nếu khai thác tốt nguồn lực thủy sản thì sẽ tạo được khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính quyền xã Hiền Lương đã tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 08 của Huyện ủy Đà Bắc về phát triển ngành thủy sản, trong đó khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nuôi cá lồng trên địa bàn xã. Cuối năm 2012, Trung tâm Ứng dụng KH&CN (Sở KH&CN) đã thực hiện mô hình thử nghiệm nuôi cá tầm thương phẩm bằng lồng lưới tại vùng lòng hồ  địa bàn xã Hiền Lương với quy mô trên 2.000 con cá giống, nuôi thả tại 2 lồng. Đến nay, đàn cá tầm phát triển tốt, các đơn vị thực hiện mô hình bước đầu xác định xã Hiền Lương cũng như các xã vùng lòng hồ sông Đà có điều kiện phù hợp cho việc phát triển nghề chăn nuôi cá, trong đó có các loài cá nước lạnh như cá tầm.

 

Có trên 900 ha diện tích mặt nước nhưng đến cuối năm 2012, tổng diện tích ao cá trên toàn xã Hiền Lương mới chỉ đạt khiêm tốn khoảng 3,5 ha, tổng sản lượng khai thác, đánh bắt cá trên mặt hồ năm 2012 đạt trên 300 tấn. Tận dụng lợi thế có diện tích mặt nước của lòng hồ sông Đà, một số hộ dân xóm Doi, Mơ, Ké đã mạnh dạn chuyển hướng làm ăn, quyết định đầu tư nuôi cá lồng, Hộ nuôi nhiều từ 8-10 lồng, hộ nuôi ít từ 1-2 lồng. Hiện tại, xã Hiền Lương có khoảng 60 lồng cá các chủng loại chiên, trắm cỏ, trê lai, rô phi… Các hộ nuôi cá lồng có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi năm, đời sống được cải thiện đáng kể. So với nghề đánh bắt cá trên sông thường bấp bênh, kém hiệu quả thì nghề nuôi cá lồng thực sự là một hướng đi có tính bền vững. Sự xuất hiện của nghề nuôi cá lồng cho thấy chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân xã Hiền Lương, bước đầu khẳng định quyết tâm của chính quyền trong việc khai thác tối đa nguồn lực thủy sản để tạo thêm sức mạnh cho KT-XH. 

 

                                                                         Thu Trang

 

Các tin khác

Công nhân Công ty CP May xuất khẩu Sông Đà - TPHB thi đua tăng sản lượng gia công snar xuất hàng xuất khẩu.
Nhờ chuyển đổi sang trồng su su lấy ngọn đã thúc đẩy công cuộc giảm nghèo ở 5 xã vùng cao huyện Tân Lạc. Ảnh: Thu hoạch ngọn su su ở xã Quyết Chiến.
Nhân dân dựng nhà mới ở khu tái định cư Suối Kẻ, xã Tu Lý (Đà Bắc).
Không có hình ảnh

Tạo dấu ấn trong phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư năm 2013

(HBĐT) - Quý I/2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9,6%, trong khi tăng trưởng chung của cả nước là 4,89%, tăng trưởng của tỉnh quý I/2012 chỉ khoảng 6,8-7%. Cùng với sự chuyển động theo hướng hồi phục dần của nền kinh tế, lĩnh vực sản xuất công nghiệp đang có những khởi sắc đáng mừng, thu hút đầu tư cũng cho thấy một số tín hiệu tích cực. Đây là diễn biến thuận lợi để tỉnh ta tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư năm 2013.

Miệt mài gắn bó với nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Bây giờ, kỹ sư Sa Thị Bình Minh đã là Phó Chi Cục BVTV. Hơn 30 năm qua, công tác trong ngành nông nghiệp, chị đã cùng cộng sự làm nên sự chuyển hóa lớn trên đồng ruộng, đem lại cơ hội cho người nông dân tiếp cận với nền sản xuất mới có hiệu quả, góp phần tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của tỉnh.

Người Việt dùng hàng Việt - Chất lượng làm thay đổi thói quen

(HBĐT) - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau 3 năm triển khai (2009-2012) đã tạo được dấu ấn nhất định trong người tiêu dùng đối với các sản phẩm trong nước sản xuất, từng bước loại bỏ tâm lý “sính hàng ngoại” một thời. Tuy nhiên, để CVĐ thực sự đi vào đời sống, hàng Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường, một trong những yếu tố quan trọng đó là chất lượng hàng hóa. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt.

Cú hích từ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Người dân xã Bắc Sơn (Kim Bôi) trước đây từng có thời kỳ chín tháng ăn độn, ba tháng đói giáp hạt. Vậy nhưng từ năm 2006 đến nay, xã 2 lần được tặng Huân chương lao động về những thành tích trong xây dựng hệ thống chính trị, phát triển KT-XH. Từ chỗ đứng cuối cùng trong xếp loại thi đua, xã đã vươn lên dẫn đầu toàn huyện. Nhân tố nào đã làm nên điều kỳ diệu đó? Câu trả lời của Chủ tịch UBND xã Bạch Công Nhi khá ngắn gọn: Cú hích từ việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt là bước chuyển từ học tập sang làm theo.

Chung quanh phản ánh của cổ đông Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hoà Bình có nhận được đơn của một số CB-CNVC-LĐ, cổ đông của Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn phản ánh về việc: một số cá nhân cố ý làm trái quy định, Điều lệ của Công ty trong việc điều hành SX-KD, chuyển nhượng cổ phần (CP) ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều cổ đông và CB-CNVC-LĐ.

Kinh tế rừng mở hướng thoát nghèo

(HBĐT) - Xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) hiện có hơn 300 ha rừng tự nhiên. Nhờ biết phát huy lợi thế và tiềm năng từ rừng, nhiều năm nay, kinh tế rừng đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục