(HBĐT) - Cùng Chủ tịch Hội CCB xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) chúng tôi tới thăm gia đình anh Bùi Văn Sự, Chi hội phó Hội CCB xóm Trù Bụa, Mỹ Hòa. Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, anh Sự hăng hái tham gia phát triển kinh tế cùng gia đình. Với ý chí, nghị lực vươn lên, anh đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 2 ha đất rừng sang trồng mía tím.
Đất không phụ công người, sự cần cù, chịu khó của hai vợ chồng đã đem lại nguồn thu từ 100 - 150 triệu đồng/năm từ vườn mía. Không chỉ dừng lại ở đó, với ý chí, quyết tâm cao, anh còn trồng thêm hơn 1ha ngô, sắn và đào ao thả cá. Sau bao khó khăn, nỗ lực của vợ chồng anh, giờ đây anh chị đã có của ăn, của để, có điều kiện nuôi các con ăn học. Anh chị đã xây dựng được ngôi nhà xây 2 tầng kiên cố, khang trang, đầy đủ tiện nghi.
Không những là người cần cù, chịu khó, biết vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Sự còn là Hội phó Hội CCB xóm Trù Bụa.
Gương mẫu, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ hội viên khác gặp hoàn cảnh khó khăn, anh được bà con tin yêu, kính phục. Từ 2 bàn tay trắng, giờ đây bước sang tuổi ngoài 40, CCB Bùi Văn Sự đã có một cơ ngơi khang trang với tổng thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng. Kinh nghiệm, tấm gương vươn lên thoát nghèo của anh Bùi Văn Sự xứng đáng để hội viên khác học tập, noi theo.
Mai Chinh
(Đài TT-TH Tân Lạc)
(HBĐT) - Những ngày tháng tư, trên con đường thẳng tiến lên vùng cao của huyện Tân Lạc có màu xanh trải dài của những cánh đồng ngô và những triền su su mướt mát, bạt ngàn. Đời sống của người dân nơi đây gắn liền với đồi núi, ruộng vườn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất đã giúp vùng cao khởi sắc, thôn, xóm, bản, làng ngày càng trù phú.
(HBĐT) - Là huyện nghèo của tỉnh, Đà Bắc nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ. Cả huyện có 10 xã vùng đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm triển khai nhiều chương trình, dự án giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con đồng bào dân tộc trong huyện.
(HBĐT) - Tốc độ tăng trưởng quý I ước đạt 9,6% (Bao gồm cả Công ty Thủy điện Hòa Bình). Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,8%; công nghiệp, xây dựng tăng 14,2% (công nghiệp tăng 17%, xây dựng tăng 5,3%); dịch vụ tăng 9,7%.
(HBĐT) - Quý I/2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9,6%, trong khi tăng trưởng chung của cả nước là 4,89%, tăng trưởng của tỉnh quý I/2012 chỉ khoảng 6,8-7%. Cùng với sự chuyển động theo hướng hồi phục dần của nền kinh tế, lĩnh vực sản xuất công nghiệp đang có những khởi sắc đáng mừng, thu hút đầu tư cũng cho thấy một số tín hiệu tích cực. Đây là diễn biến thuận lợi để tỉnh ta tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư năm 2013.
(HBĐT) - Bây giờ, kỹ sư Sa Thị Bình Minh đã là Phó Chi Cục BVTV. Hơn 30 năm qua, công tác trong ngành nông nghiệp, chị đã cùng cộng sự làm nên sự chuyển hóa lớn trên đồng ruộng, đem lại cơ hội cho người nông dân tiếp cận với nền sản xuất mới có hiệu quả, góp phần tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của tỉnh.
(HBĐT) - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau 3 năm triển khai (2009-2012) đã tạo được dấu ấn nhất định trong người tiêu dùng đối với các sản phẩm trong nước sản xuất, từng bước loại bỏ tâm lý “sính hàng ngoại” một thời. Tuy nhiên, để CVĐ thực sự đi vào đời sống, hàng Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường, một trong những yếu tố quan trọng đó là chất lượng hàng hóa. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt.