Bảng tổng hợp tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay Ngân hàng CS- XH tỉnh do Hội Phụ nữ phường Thái Bình quản lý có ghi rõ số tiền mà bà Sử và bà Kiên đã

Bảng tổng hợp tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay Ngân hàng CS- XH tỉnh do Hội Phụ nữ phường Thái Bình quản lý có ghi rõ số tiền mà bà Sử và bà Kiên đã "vay ké" trái quy định.

(HBĐT) - Hơn 1 tháng qua, cán bộ, hội viên Hội phụ nữ TPHB xôn xao bàn tán chuyện bà Nguyễn Thị Sử, Chủ tịch Hội Phụ nữ và bà Nguyễn Thị Kiên, cán bộ giao thông, thuỷ lợi phường Thái Bình (TPHB) rời khỏi nơi cư trú, cắt đứt liên lạc với chính quyền địa phương.

           

Để xác minh rõ sự việc nhằm làm rộng đường dư luận, phóng viên Báo Hoà Bình đã gặp gỡ, trao đổi với ông Bùi Thế Dương, Bí thư Đảng uỷ và ông Đinh Văn Sứng, Chủ tịch UBND phường Thái Bình được biết: Bà Nguyễn Thị Sử và bà Nguyễn Thị Kiên đã đi khỏi nơi cư trú từ ngày 12/3/2013, từ đó đến nay không có thông tin gì về cho cấp uỷ, chính quyền cơ sở. Bà Sử hiện vẫn đang là Chủ tịch Hội phụ nữ phường, đến 1/6/2013 sẽ nghỉ hưu, bà Kiên vẫn đang công tác tại phường. Vì vậy, ngay khi sự việc xảy ra Đảng uỷ, chính quyền cơ sở đã vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân và định hướng giải quyết. Qua tìm hiểu được biết trong thời gian qua, bà Sử và bà Kiên đã không làm tròn trách nhiệm trong việc quản lý nguôn vốn vay uỷ thác giữa Hội Phụ nữ phường và Ngân hàng CSXH tỉnh. Nghiêm trọng hơn, bà Sử và bà Kiên còn “vay ké” trong sổ vay vốn của các gia đình, thu gom tiền lãi  của các hộ nhưng không kịp thời nộp lại cho ngân hàng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức hội và gây mất niềm tin trong đội ngũ cán bộ, hội viên. Cụ thể: Là Chủ tịch Hội Phụ nữ, bà Sử có trách nhiệm đứng ra ký uỷ thác với Ngân hàng CSXH tỉnh  cho các hộ hội viên nghèo vay. Trong quá trình làm nhiệm vụ, bà Sử đã thỏa thuận với các hộ đứng tên vay vốn để được "vay ké" một khoản tiền trong khung tiêu chuẩn mà một hộ nghèo được vay. Theo số liệu từ bảng tổng hợp tình hình vay và sử dụng vốn vay Ngân hàng CSXH do Hội phụ nữ phường Thái Bình quản lý, bà Sử "vay ké" 12 sổ, có sổ chỉ 1,1 triệu đồng nhưng có sổ lên tới 15 triệu đồng.

           

Cũng với phương thức trên, bà Kiên- tổ trưởng tổ tiết kiệm - vay vốn đã "vay ké" 16 món. Theo số liệu từ bảng tổng hợp tình hình vốn vay trên thì số tiền mà bà Sử và bà Kiên đã "vay ké" của các hộ gia đình hội viên là trên 237 triệu đồng. Theo phản ánh của các hộ vay vốn cán bộ Ngân hàng CSXH tỉnh đã gặp gỡ các hộ để xác minh đối chiếu và đã xác định được: tổng sổ tiền thu nợ gốc, lãi, tiết kiệm do bà Sử thu (có biên lai hoặc giấy biên nhận) không nộp lại cho ngân hàng 41.373.000 đồng. Tổng số tiền thu nợ gốc, lãi và tiết kiệm  do bà Kiên thu (có biên lai hoặc giấy biên nhận) không nộp về ngân hàng 85.903.000 đồng.

           

Qua kiểm tra, đối chiếu dư nợ và trao đổi với các hộ vay vốn, đại diện Ngân hàng CSXH tỉnh đã xác định bà Sử và bà Kiên đã cố ý làm trái quy định bằng các thủ đoạn: Lợi dụng chức vụ, uy tín, ép buộc hộ vay phải đưa lại một phần tiền vay (vay ké), ngay sau khi hộ vay vốn nhận tiền tại ngân hàng; thu tiền lãi của hộ vay nhưng không cho hộ ký tên trên bảng kê mẫu số 13/TD của ngân hàng và không phát biên lai hoặc sử dụng biên lai trắng (biên lai tổ trưởng tự ghi số tiền thu lãi bằng tay) cho hộ vay. Do đó, ngân hàng không có cơ sở đối chiếu trong buổi giao dịch.

           

Ông Bùi Thế Dương, Bí thư Đảng uỷ phường cho biết: Đảng uỷ, UBND phường đã biết sự việc này vào cuối năm 2012, khi có một số hội viên phụ nữ đã đến trụ sở Đảng uỷ, UBND phường để phản ánh và “đòi nợ” bà Sử và bà Kiên. Trước tình trạng này, Đảng uỷ, UBND phường đã 3 lần mời bà Sử, bà Kiên đến làm việc để tìm hiểu vấn đề và hướng giải quyết. Sau mỗi lần gặp gỡ với đại diện Đảng uỷ, UBND phường, giải trình sự việc 2 bà đều đã hứa sẽ giải quyết ổn thoả. Tuy nhiên, cho đến ngày 12/3/2013, bà Kiên và bà Sử đã rời khỏi nơi cư trú, đến nay chưa trở về, bỏ lại khoản nợ trên cho những hộ nghèo đứng tên trong sổ vay vốn. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Đảng uỷ, UBND phường đã có những động thái tích cực: báo cáo với UBND và Hội Phụ nữ thành phố, Ngân hàng CSXH tỉnh, mời gia đình của bà Sử và bà Kiên đến bàn bạc, tìm hướng giải quyết. Đến nay 2 gia đình bà Sử và bà Kiên đều đã hứa sẽ trả dần số nợ trên. Đảng uỷ, UBND phường và các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc với hy vọng sự việc sẽ được giải quyết nhanh chóng, ổn thỏa.

           

Mọi kết luận, đánh giá thuộc về các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, qua sự việc trên, cả phía ngân hàng, tổ chức ký uỷ thác cần cẩn trọng, sâu sát hơn với việc cho vay tín chấp (đặc biệt là vốn của ngân hàng CSXH). Chú trọng tuyên truyền đến nhân dân về chế độ, chính sách, cách thức giao dịch của ngân hàng tới các hộ vay vốn. Tăng cường khảo sát, quản lý để việc cho vay đúng đối tượng và sử dụng vốn vay hiệu quả đảm bảo công tác an sinh xã hội theo chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… tránh để lỗ hổng trong quản lý nguồn vốn gây thất thoát tài chính và gây mất niềm tin trong nhân dân.

 

 

 

                                                                               Thuý Hằng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Người dân xã Hiền Lương tìm hiểu hiệu quả của mô hình nuôi cá tầm thương phẩm để có sự lựa chọn mới trong phát triển nguồn lực thủy sản.

Không ngừng quan tâm tới người lao động

(HBĐT) - Trong không khí sôi nổi kỷ niệm ngày đại thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5, tại nhiều nhà máy, công xưởng, đội ngũ cán bộ, công nhân lao động tích cực thi đua lao động sản xuất. Vượt lên những khó khăn, từng ngày, từng giờ, những người công nhân lao động vẫn miệt mài làm ra sản phẩm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Màu xanh trù phú ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Những ngày tháng tư, trên con đường thẳng tiến lên vùng cao của huyện Tân Lạc có màu xanh trải dài của những cánh đồng ngô và những triền su su mướt mát, bạt ngàn. Đời sống của người dân nơi đây gắn liền với đồi núi, ruộng vườn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất đã giúp vùng cao khởi sắc, thôn, xóm, bản, làng ngày càng trù phú.

Đà Bắc chăm lo đời sống đồng bào dân tộc

(HBĐT) - Là huyện nghèo của tỉnh, Đà Bắc nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ. Cả huyện có 10 xã vùng đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm triển khai nhiều chương trình, dự án giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con đồng bào dân tộc trong huyện.

Thành tự KT-XH nổi bật quý I/2013

(HBĐT) - Tốc độ tăng trưởng quý I ước đạt 9,6% (Bao gồm cả Công ty Thủy điện Hòa Bình). Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,8%; công nghiệp, xây dựng tăng 14,2% (công nghiệp tăng 17%, xây dựng tăng 5,3%); dịch vụ tăng 9,7%.

Tạo dấu ấn trong phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư năm 2013

(HBĐT) - Quý I/2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9,6%, trong khi tăng trưởng chung của cả nước là 4,89%, tăng trưởng của tỉnh quý I/2012 chỉ khoảng 6,8-7%. Cùng với sự chuyển động theo hướng hồi phục dần của nền kinh tế, lĩnh vực sản xuất công nghiệp đang có những khởi sắc đáng mừng, thu hút đầu tư cũng cho thấy một số tín hiệu tích cực. Đây là diễn biến thuận lợi để tỉnh ta tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư năm 2013.

Miệt mài gắn bó với nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Bây giờ, kỹ sư Sa Thị Bình Minh đã là Phó Chi Cục BVTV. Hơn 30 năm qua, công tác trong ngành nông nghiệp, chị đã cùng cộng sự làm nên sự chuyển hóa lớn trên đồng ruộng, đem lại cơ hội cho người nông dân tiếp cận với nền sản xuất mới có hiệu quả, góp phần tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục