Trạm y tế xã Tân Pheo (Đà Bắc) được đầu tư xây mới khang trang nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - “Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, huyện Đà Bắc cũng xác định cần phân bổ và huy động các nguồn lực trên địa bàn để XĐ-GN bền vững. Cùng với những chính sách ổn định dân cư vùng lòng hồ sông Đà, Chương trình 135, những chính sách về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là chính sách cơ chế 30a của Chính phủ, chương trình xây dựng NTM sẽ là những đòn bẩy tích cực để Đà Bắc giảm nghèo một cách bền vững” - Bà Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc khẳng định.
Theo phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc, hiện nay, toàn huyện có 5.510 hộ nghèo, tương đương 42,53% và 3.233 hộ cận nghèo, tương đương 24,88%. Khác với các huyện đặc biệt khó khăn khác, Đà Bắc có hơn 10 xã thuộc vùng lòng hồ, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, bão lũ, giao thông chia cắt, đất canh tác hạn chế. Đó cũng chính là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo của một số hộ dân. Mặt khác, tình trạng người dân thiếu kiến thức sản xuất hoặc thiếu sức lao động do ảnh hưởng của sức khỏe, hộ nghèo cũng đồng thời là đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, cũng chính vì vậy, tỷ lệ tái nghèo ở đây khá cao.
Giảm nghèo gắn với đảm bảo an sinh xã hội là một trong những mục tiêu mà cấp ủy Đảng, chính quyền huyện mục tiêu trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức chủ động của người dân trong phát triển kinh tế, XĐ-GN, huyện xác định giải pháp then chốt là huy động và phân bổ một cách hợp lý các nguồn lực, chính sách hỗ trợ để giúp người dân giảm nghèo một cách bền vững. Đồng chí Đinh Mạnh Thường, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hiện tại, người dân trên địa bàn huyện đang được thụ hưởng các chính sách 135, giảm nghèo bền vững theo chương trình 30a của Chính phủ và một số dự án phi chính phủ khác. Song, huyện xác định mục tiêu làm sao giúp người dân tiếp cận được với các kỹ thuật canh tác gieo trồng tiên tiến, có nguồn vốn để đầu tư sản xuất và từ bước nâng cao chất lượng cuộc sống bằng việc đầu tư cơ sở điện, đường, trường, trạm.
Được sự hỗ trợ từ chương trình giảm nghèo, huyện đã thành lập đội ngũ CTV XĐ-GN nhằm hỗ trợ các xã trong phát triển KT-XH. Cách làm này bước đầu đã mang lại hiệu quả cho người dân. Ngoài ra, huyện cũng đã huy động sự vào cuộc của các cấp hội nông dân, phụ nữ, thanh niên để tăng cường dạy nghề, nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả cho hội viên. Xây dựng các tiểu dự án sinh kế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nhận thức và trình độ chăn nuôi, trồng trọt cho người dân. Cùng với việc hướng dẫn cách thức làm ăn, huyện cũng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vốn giúp người dân phát triển sản xuất. Tính đến nay, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giải quyết việc làm cho 500 lao động nhàn rỗi, cho 1.292 hộ nghèo vay vốn làm nhà; 252 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn không lãi để phát triển SX-KD.
Bên cạnh đó, Chương trình 135 cũng đã giúp người dân Đà Bắc từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Ông Xa Văn Ban, Trưởng phòng DT huyện cho biết: trong năm 2012, Chương trình 135 đã hỗ trợ huyện đầu tư mới 19 công trình, nâng cấp 9 công trình giao thông, thủy lợi. Trong năm 2013, huyện tiếp tục được đầu tư 17 công trình điện, đường, trường, trạm với tổng số vốn hơn 11 tỷ đồng, chủ yếu là ở các xã, xóm vùng đặc biệt khó khăn. Hiện nay, nhiều công trình cơ bản đã hoàn thành phương án thiết kế và sớm được đầu tư xây dựng góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân các xã vùng khó khăn của huyện.
Đinh hòa
(HBĐT) - Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng ráo nông dân huyện Lương Sơn khẩn trương thu hoạch lúa chiên xuân. Theo phòng Nông nghiệp huyện Lương Sơn, vụ chiên xuân 2013 toàn huyện cấy được 2.075, 67 ha, đến 25/5 đã thu hoạch được trên 70% diện tích, năng suất ước đạt 57 – 58 tạ/ha.
(HBĐT) - Cuối tháng 5 cũng là cuối vụ thu hoạch dưa hấu, dưa bở ở huyện Kim Bôi. Nhiều năm nay, Kim Bôi đã trở thành vùng trồng dưa lớn nhất tỉnh với diện tích vài trăm ha. Đến thời điểm này, nông dân trồng dưa đã có thể thở phào nhẹ nhõm bởi dưa năm nay mặc dù giá không cao lắm nhưng dễ tiêu thụ.
(HBĐT) - Công đoàn Trung tâm giống cây trồng có 31 đoàn viên với 4 tổ công đoàn. Với địa bàn hoạt động rộng (Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong và TP. Hòa Bình), diện tích vườn ươm dàn trải, tài sản hầu hết để ở ngoài trời, công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn; đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn yếu và thiếu, năng lực cán bộ chưa đồng đều, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ và kết quả sản xuất của đơn vị.
(HBĐT) – Vào lúc 9 giờ ngày 26/5, tại xã Mông Hóa (Kỳ Sơn), tổ công tác liên ngành gồm: phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) - Chi cục QLTT đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát đối với xe ô tô BKS 28H - 5282 đang trong quá trình chuẩn bị xuống hàng ở kho khu vực chợ Bãi Nai.
(HBĐT) - Từ ngày 25/4-25/5/2013, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tổ chức được 12 lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho vay uỷ thác tới 290 học viên là trưởng ban xoá đói - giảm nghèo, các bộ chuyên trách xã phường; 4 tổ chức chính trị cấp xã phường, 100% tổ TK&VV trên địa bàn TP.
(HBĐT) - Sáng 24/5, Sở TN&MT tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND tỉnh ngày 17/4/2013 về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường các biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (giấy chứng nhận - GCN) với sự tham gia của lãnh đạo và chuyên viên UBND các huyện, thành phố; các công ty TNHH MTV: Cửu Long, Thanh Hà, Cao Phong, 2/9, Lâm nghiệp Hòa Bình; các sở, ngành chức năng.