Hội viên CCB xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) thăm mô hình nuôi ong của ông Bùi Văn Minh.

Hội viên CCB xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) thăm mô hình nuôi ong của ông Bùi Văn Minh.

(HBĐT) - Đến thăm gia đình ông Bùi Văn Minh, thôn Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi), chúng tôi khâm phục trước nghị lực vươn lên phát triển kinh tế của ông. Năm 1968, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Bùi Văn Minh lúc ấy mới 19 tuổi đã viết đơn gia nhập đội thanh niên chống Mỹ cứu nước, chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Sau gần 10 năm trong quân đội, năm 1977, ông phục viên trở về quê hương, mang trong mình những vết tích của bom đạn chiến tranh, trở thành thương binh hạng 2/4, mất đi 61% sức lao động.

 

Trở về với cuộc sống đời thường, với ý chí, nghị lực của người lính Cụ Hồ, ông đã vượt lên tất cả để có cuộc sống ổn định. Từ hai bàn tay trắng, năm 1981, ông Minh khởi nghiệp với nghề nuôi ong lấy mật. Thời gian mới nuôi, ong thường xuyên bị chết hoặc bỏ đi. Sau thất bại, ông đã quyết tâm tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm, đọc thêm sách, báo, tích lũy được một số kinh nghiệm, kỹ thuật nghề nuôi ong mật. Đưa chúng tôi đi thăm những thùng ong đặt trong vườn, ông Minh cho biết: Ban đầu, khi bắt tay thực hiện mô hình, tôi gặp không ít khó khăn bởi thiếu vốn đầu tư và kinh nghiệm nuôi ong không có. Nhưng với sự động viên của gia đình, tôi đã mạnh dạn vay ngân hàng cộng với số tiền tích cóp được đầu tư mua 10 thùng ong về nuôi.

 

Trong vòng chưa đầy 5 năm, vừa nhân giống, vừa bán mật, từ vài đàn ong giống ban đầu, gia đình ông đã nhân lên thành 20 đàn, doanh thu bán mật mang lại gần 30 triệu đồng/năm. Sau hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi ong, hiện nay, gia đình ông Minh có hơn 40 thùng. Vào mùa thu hoạch, mỗi tháng 1 thùng ong thu về từ 10 - 12 lít mật. Như vậy, mỗi năm, gia đình ông thu gần 600 lít mật ong, bán với giá trung bình từ 150 - 200.000 đồng/lít. Trừ chi phí, gia đình ông thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, ông Minh chia sẻ cho chúng tôi cách duy trì lượng mật ong đều đặn: Nuôi ong đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó. Khó nhất là tìm nguồn thức ăn từ thiên nhiên cho ong. Ở vùng này, không có các cây công nghiệp có hoa nở  quanh năm nên người nuôi phải di chuyển ong đến những vùng đất khác. Ông Minh chia sẻ: Khi hết mùa hoa phải biết dưỡng ong, cho ăn thêm thức ăn như đậu nành, đường, sữa để ong tạo mật.

 

Ngoài làm giàu cho gia đình, ông Minh còn tham gia nhiều hoạt động ở địa phương. Ở vị trí nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, ông còn tích cực vận động, giúp đỡ nhiều CCB, nhân dân trong xã cùng phát triển mô hình nuôi ong. Ông Minh còn là một đảng viên gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, vận động nhân dân đẩy mạnh CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa KDC”.

                                                                    

 

                                                                           Đinh Hòa

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục