Thực hiện các giải pháp về tiền tệ, vốn tín dụng ngân hàng được ưu tiên đầu tư cho vay đối với các dự án sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp – nông thôn (Ảnh: dự án khai thác, chế biến gỗ tại khu Thống Nhất, thị trấn Bo).

Thực hiện các giải pháp về tiền tệ, vốn tín dụng ngân hàng được ưu tiên đầu tư cho vay đối với các dự án sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp – nông thôn (Ảnh: dự án khai thác, chế biến gỗ tại khu Thống Nhất, thị trấn Bo).

(HBĐT) - Ông Bạch Công Thi, Phó phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Kim Bôi cho biết, UBND huyện đã xây dựng nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, trong đó, chú trọng tăng cường các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đây được coi là các giải pháp then chốt, có vai trò tiếp sức cho nền kinh tế vượt qua sức ép của lạm phát. Chính vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai sâu rộng, quyết liệt, huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, dần dần nhận được phản hồi khá tích cực từ phía doanh nghiệp và người dân.

 

Xác định rõ những áp lực đang chi phối sự phát triển của nền kinh tế, UBND huyện chủ trương tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất - kinh doanh bằng các giải pháp căn bản và đồng bộ. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất trong các lĩnh vực trọng yếu như nông nghiệp, TTCN, thương mại và dịch vụ. UBND huyện đã quán triệt nhiệm vụ cho các phòng, ban, ngành liên quan để có sự phối hợp tốt nhất khi triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy SXKD đến các đối tượng được hưởng lợi. Phòng TC-KH được giao phối hợp với phòng LĐ-TB&XH theo dõi tình hình sản xuất của các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp hoạt động. Phòng NN&PTNT được giao chủ trì đề xuất các biện pháp hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Phòng TN&MT được giao chủ trì rà soát, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho thuê đất, kiểm tra sử dụng đất theo quy hoạch, đất đã giao cho nhà đầu tư nhằm đảm bảo sẵn sàng mặt bằng cho thu hút các dự án. Phòng Kinh tế hạ tầng được giao chủ trì kiểm tra, giám sát thị trường, góp phần bình ổn các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống… Đặc biệt, với quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân trong nỗ lực tháo gỡ khó khăn để SXKD hiệu quả, UBND huyện đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay phục vụ sản xuất CN - TTCN, cho vay chủ trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cho vay đối với hộ dân tộc thiểu số, cho vay hộ nghèo...

 

Theo thống kê của Phòng TC-KH huyện Kim Bôi, trên địa bàn huyện có khoảng 120 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp dân doanh, văn phòng đại diện. Trong đó có 3 doanh nghiệp tư nhân, 33 công ty TNHH, 46 công ty TNHH MTV, 24 công ty cổ phần và 13 chi nhánh các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: nông, lâm nghiệp (14 doanh nghiệp); CN - TTCN, xây dựng (58 doanh nghiệp); dịch vụ (48 doanh nghiệp). Ngoài ra, toàn huyện có trên 2.900 hộ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đa phần là các hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ. Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ lạm phát, một trong những khó khăn hàng đầu đối với doanh nghiệp và các hộ SXKD là thiếu vốn đầu tư. Để tháo gỡ khó khăn này, hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đi đầu trong việc thực hiện các giải pháp về tiền tệ. Theo đó, đã đẩy mạnh huy động vốn, đa dạng các hình thức huy động vốn tại địa phương để đáp ứng nhu cầu vốn vay của các thành phần kinh tế, ưu tiên tập trung cho nông nghiệp, doanh nghiệp, đối tượng chính sách. Riêng trong quý I/2013, ngân hàng NN&PTNT huyện đã huy động được 160 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 258 tỷ đồng; ngân hàng CSXH huy động được tổng nguồn vốn 4,1 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 6 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt khoảng 209 tỷ đồng. Có thể nói, hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã đáp ứng khá tốt nhu cầu vay vốn, góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn về vốn cho người lao động và doanh nghiệp. Cùng với các giải pháp quan trọng khác, các giải pháp về tiền tệ đã và đang từng bước thúc đẩy SXKD hiệu quả, tạo thêm nội lực để huyện Kim Bôi phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2013.

 

                                                                        Thu Trang

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục