Xã vùng cao Ngọc Sơn, Lạc Sơn phát triển cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.

Xã vùng cao Ngọc Sơn, Lạc Sơn phát triển cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.

(HBĐT) - Là một trong những xã điểm thực hiện chương trình xây dựng NTM của tỉnh, 2 năm qua, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tăng thu nhập gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa bàn. Hiện, xã đã đạt được 10/19 tiêu chí. Năm 2011, xã thực hiện mô hình chăn nuôi lợn sinh sản với tổng kinh phí 280 triệu đồng, trong đó, NSNN hỗ trợ 200 triệu đồng cho tập huấn, cấp giống và vật tư cho các hộ, nhân dân đóng góp 80 triệu đồng.

 

Năm 2012, huyện Lạc Sơn thực hiện 6 mô hình tại các xã Vũ Lâm, Liên Vũ, Ngọc Sơn, Phú Lương, Nhân Nghĩa, Tân Lập gồm 2 mô hình chăn nuôi bò tại xã Vũ Lâm, Ngọc Sơn, 2 mô hình chăn nuôi lợn sinh sản tại xã Liên Vũ, Phú Lương, 1 mô hình chăn nuôi gà ri tại xã Nhân Nghĩa, 1 mô hình SX mây - tre đan tại xã Tân Lập với tổng kinh phí 1.126,7 triệu đồng, trong đó, được hỗ trợ 760 triệu đồng, dân đóng góp 286,7 triệu đồng. Các mô hình này bước đầu tác động tích cực tới chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi trong SXNN, đang phát huy hiệu quả và khả năng nhân rộng rất cao. Ngoài ra, người dân đã chủ động thực hiện một số mô hình phát triển SX đem lại hiệu quả kinh tế như mô hình trồng chuối, mướp đắng, nuôi bò ở xã Yên Nghiệp; trồng mía tím ở xã Vũ Lâm, Bình Cảng...

Tại nhiều nơi khác, việc lồng ghép nguồn vốn từ các dự án để xây dựng các mô hình kinh tế cũng được quan tâm như tại 3 xã vùng cao Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do, mô hình trồng cây cà phê đang phát huy hiệu quả kinh tế. Theo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020, cây cam là một trong những cây trồng chủ lực được khuyến khích phát triển nhằm tạo bước đột phá cho kinh tế nông nghiệp của huyện. Cụ thể, diện tích trồng cam được quy hoạch tập trung tại 3 xã Tân Mỹ, ân Nghĩa và Yên Nghiệp. Đây là những xã nằm ở phía đông nam huyện Lạc Sơn, 3 xã có tổng diện tích đất tự nhiên gần 8.100 ha, trong đó, đất nông nghiệp chiếm trên 26%, với đất cấy lúa khoảng 700 ha, đất trồng màu, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả khoảng trên 1.400 ha. Trước đây, Nông trường 2/9 (cũ) đã từng trồng cam trên phần diện tích của 3 xã  trên với tổng diện tích khoảng 300 ha. Cùng với 2 xã ân Nghĩa và Yên Nghiệp, xã Tân Mỹ có tiềm năng lớn về đất đai, lao động. Thêm vào đó, đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây khá thuận lợi cho việc phát triển vùng cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng. Trước mắt, huyện đang chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện mô hình thí điểm tại xã Tân Mỹ, quy mô dự kiến khoảng 1-2 ha.

 

Ông Bùi Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Là một huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên các cấp ủy, chính quyền huyện luôn xác định rằng, nâng cao đời sống cho người dân chính là động lực và đích đến cuối cùng của chương trình xây dựng NTM. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện sẽ định hướng cho từng xã, thị trấn có những chương trình, chính sách cụ thể để làm sao giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Khi đời sống của người dân được ổn định, việc xây dựng NTM sẽ thuận lợi hơn. Trong thời gian tới, huyện nghiên cứu hướng dẫn các xã triển khai dồn điền-đổi thửa, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, xây dựng các mô hình phát triển SXHH có quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao gắn chế biến với tiêu thụ sản phẩm. Tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật để các mô hình điểm trong SX, tăng thu nhập và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Huyện đã tổng hợp nhu cầu vốn cho thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2013 trong lĩnh vực phát triển SX nâng cao thu nhập cho người dân 20.920 triệu đồng. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, huyện sẽ tập trung huy động các nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân    để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

 

                                                                      Hải Linh

 

Các tin khác

Chợ Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) mặc dù đã có quy hoạch nâng cấp nhưng chưa có kinh phí xây dựng nên vẫn còn tình trạng họp chợ lấn đường vi phạm hành lang ATGT.
Không có hình ảnh
Thực hiện các giải pháp về tiền tệ, vốn tín dụng ngân hàng được ưu tiên đầu tư cho vay đối với các dự án sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp – nông thôn (Ảnh: dự án khai thác, chế biến gỗ tại khu Thống Nhất, thị trấn Bo).
Vụ chiêm - xuân năm 2013, bà con nông dân xã Vĩnh Tiến đưa giống lúa mới có năng suất cao như Việt Lai 20, Hương Biển vào sản xuất.

Làm giàu từ nuôi ong mật

(HBĐT) - Đến thăm gia đình ông Bùi Văn Minh, thôn Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi), chúng tôi khâm phục trước nghị lực vươn lên phát triển kinh tế của ông. Năm 1968, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Bùi Văn Minh lúc ấy mới 19 tuổi đã viết đơn gia nhập đội thanh niên chống Mỹ cứu nước, chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Sau gần 10 năm trong quân đội, năm 1977, ông phục viên trở về quê hương, mang trong mình những vết tích của bom đạn chiến tranh, trở thành thương binh hạng 2/4, mất đi 61% sức lao động.

Huy động các nguồn lực xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - “Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, huyện Đà Bắc cũng xác định cần phân bổ và huy động các nguồn lực trên địa bàn để XĐ-GN bền vững. Cùng với những chính sách ổn định dân cư vùng lòng hồ sông Đà, Chương trình 135, những chính sách về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là chính sách cơ chế 30a của Chính phủ, chương trình xây dựng NTM sẽ là những đòn bẩy tích cực để Đà Bắc giảm nghèo một cách bền vững” - Bà Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc khẳng định.

Nỗ lực vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013

(HBĐT) - Năm 2013, nhiệm vụ phát triển KT-XH đã được HĐND tỉnh thông qua với mục tiêu tổng quát: Tiếp tục phục hồi kinh tế, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng nhanh và bền vững; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Phát triển VH-XH, XĐ-GN, bảo đảm an sinh xã hội, QP-AN, TTATXH. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong bối cảnh có nhiều thách thức như hiện nay, cùng với quyết tâm cao và nỗ lực đồng bộ, rất cần những giải pháp căn bản, hiệu quả, hướng tới những giá trị tốt đẹp và bền vững cho KT-XH của tỉnh.

Hội CCB huyện Kim Bôi: Đẩy mạnh phong trào giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hội CCB huyện Kim Bôi có 6.301 hội viên, sinh hoạt tại 225 chi hội và 37 đơn vị Hội cơ sở. Với bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, những năm qua nhiều hội viên CCB đã nỗ lực vươn lên, hăng say lao động, sản xuất, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói – giảm nghèo (XĐ-GN) hiệu quả.

Trên 50 cán bộ được tập huấn công tác xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong hai ngày 28-29/5, Ban chỉ đạo xây dựng NTM thành phố Hòa Bình tổ chức lớp tập huấn công tác xây dựng NTM năm 2013. Tham dự có trên 50 đại biểu đến từ Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã, ban chủ nhiệm các HTX, tổ trưởng các tổ hợp tác sản xuất kinh doanh, chủ các trang trại nông – lâm nghiệp – thủy sản trên địa bàn các xã.

Giao dịch mua bán vàng trầm lắng

(HBĐT) - Trong gần một tháng trở lại đây, giá vàng thế giới và trong nước liên tục biến động, lao dốc. Nhiều cửa hàng vàng bạc trên địa bàn thành phố Hòa Bình người mua bán thưa thớt. Nếu như vàng trang sức cách đây gần một tháng có giá mua vào trên 4 triệu đồng một chỉ, trong một vài ngày gần đây, chỉ ở mức 3,7 triệu đồng, giảm khoảng 300.000 đồng mỗi chỉ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục