Chị Đinh Thị Nịa, xóm Doi, Hiền Lương (Đà Bắc) phát triển mô hình chổi chít tạo việc làm cho nhiều lao động nữ.
(HBĐT) - Đến thăm cơ sở sản xuất chổi chít của chị Đinh Thị Nịa, xóm Doi, xã Hiền Lương (Đà Bắc) đúng vào ngày các chị phải nghỉ việc để chờ nguồn chít từ thành phố vào. Nghề chổi chít đến với chị em phụ nữ xóm Doi đã được gần 2 năm nay, chỉ là nghề phụ những lúc nông nhàn nhưng đã thực sự mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình nên ai cũng háo hức với nghề.
Chị Nịa tâm sự: Chị và gia đình đến với nghề làm chổi chít một cách tình cờ. Năm 2010, trong một lần chị xuống TPHB chơi, chị thấy mọi người ở đây có xưởng làm chổi chít, được xem công đoạn SX chổi chít, chị thấy công việc làm chổi chít đơn giản, dễ áp dụng nhưng mang lại thu nhập ổn định cho nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là có thể làm thêm vào những ngày nông nhàn, ý định học nghề và đưa nghề chổi chít về xóm cũng đến với chị từ đó.
Thời gian đầu do ít vốn, chị làm với quy mô nhỏ, chủ yếu là lấy chít về gia công rồi đem đổ cho các chủ xưởng ở TPHB. Mặc dù quy mô mới bắt đầu nhỏ nhưng chị em biết chị có nghề đã tìm đến học. Chính vì vậy, chị mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô. Hiện giờ bình quân mỗi tháng chị xuất được 2 vạn sản phẩm, thu nhập đạt từ 400-500 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động, đặc biệt có nhiều lao động khi biết có cơ sở chổi chít của chị đã bỏ hẳn ý định đi làm thuê ở TP để chuyên tâm theo nghề. Ngoài ra, nhiều chị em phụ nữ ở các xóm khác cũng không ngại đường xa tìm đến tận nhà chị để học nghề và làm nghề. Hiện nay, nhiều chị em đã có mức thu hơn 3 triệu đồng/tháng và chổi chít đã mang lại thu nhập chính cho các chị.
Gần 2 năm gắn bó với nghề, số lượng chổi chít chị làm cũng tăng lên theo từng năm. Dù SX đã bước đầu ổn định, song chị vẫn luôn băn khoăn mở rộng diện tích nhà xưởng “mặc dù là một nghề tự phát của gia đình nhưng chính quyền cũng đã quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để mở rộng cơ sở, phát triển SX. Nghề chổi chít phù hợp với nông thôn, không cần bằng cấp có thể làm bán thời gian lại tận dụng được nhân công mà đầu ra cũng ổn định. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay chính là vốn bởi nguyên liệu làm chổi chít rất đắt mà mình muốn chủ động được SX, trước tiên phải có nguồn vốn. Vì vậy, rất mong được các cấp chính quyền tạo điều kiện vay vốn mở rộng SX để tăng thêm thu nhập cho gia đình và hơn nữa là tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ”.
Phương Linh
(HBĐT) - Nghề nuôi cá lồng được bắt đầu khá lâu ở xóm Mới, xã Thung Nai (Cao Phong). Nghề được duy trì nhờ lợi thế có diện tích mặt nước nuôi thủy sản lại ở ngay khu vực cảng du lịch nên đầu ra tiêu thụ đảm bảo.
(HBĐT) - Đến ngày 31/12/2012, toàn tỉnh đã cấp được 477.051 GCN đất các loại với diện tích 219.857,73 ha, đạt 65,45% diện tích cần cấp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất. Về cơ bản, các hộ sử dụng đất trên địa bàn đã được cấp GCN sử dụng đất các loại đất. Tuy nhiên về diện tích đã cấp GCN, hầu hết các huyện, thành phố đều chưa thực hiện được chỉ tiêu cơ bản hoàn thành việc cấp GCN lần đầu đạt 85% diện tích cần cấp.
(HBĐT) - Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) phố Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) thành lập năm 2005 do Hội CCB xã quản lý. Ban đầu tổ chỉ có 13 thành viên với tổng dư nợ trên 65 triệu đồng thực hiện 1 chương trình tín dụng hộ nghèo. Đến nay, tổ có 45 thành viên thực hiện 5 chương trình tín dụng gồm cho vay hộ nghèo, cho vay hộ SX-KD vùng khó khăn, NS&VSMT, HS-SV, hộ nghèo về nhà ở.
(HBĐT) - Ngày 15/6, Hội Nông dân tỉnh đã chọn phiên chợ Rạnh, xã Đông Bắc (Kim Bôi) là điểm đến cuối cùng trong Chương trình Hội chợ trưng bày sản phẩm giống nông hộ năm 2013.
(HBĐT) - Ngày 14/6, Ban chỉ đạo Dự án ADDA (Dự án “Phát triển cộng đồng các dân tộc ít người khu vực miền núi phía bắc Việt nam”), Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Lạc Sơn tổ chức Hội thảo tìm kiếm các sản phẩm tiềm năng địa phương.
(HBĐT) - Vụ đông - xuân 2012-2013 đến nay đã kết thúc với những thành quả khá toàn diện. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt khoảng 190.593 tấn, vượt 8% cùng kỳ, vượt 3,8% kế hoạch. Bước vào SX vụ mùa, hè - thu với tinh thần chủ động cao, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương làm đất và chuẩn bị mạ để gieo cấy đúng khung thời vụ đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo.