Lao động nông thôn nhận khoán của Công ty Rau quả, nông sản Cao Phong (tiền thân là Nông trường Cao Phong) để đầu tư trồng cam. Theo hình thức này, cả công ty và người dân đều được hưởng lợi trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế về đất đai và sản phẩm cam Cao Phong.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD), đến tháng 6/2011, tỉnh ta đã hoàn thành việc sắp xếp mô hình tổ chức của các NLTQD hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, quá trình chuyển đổi NLTQD vẫn còn nhiều thách thức làm đau đầu cả đơn vị chuyển đổi lẫn các cấp, ngành liên quan.
Trước khi sắp xếp, đổi mới NLTQD theo NQ số 28-NQ/TW, tỉnh ta có 5 NTQD (Cửu Long, Cao Phong, Thanh Hà, Sông Bôi, 2/9), 2 LTQD (Mai Châu, Sông Đà) và 1 công ty lâm nghiệp (Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt
Sau khi sắp xếp, tính đến thời điểm ngày 30/6/2012, tổng diện tích đất các NLTQD (cũ) đang quản lý, sử dụng 16.780,6 ha (giảm 12.010,5 ha với trước khi sắp xếp), diện tích đất đã giao về cho địa phương quản lý 610,02 ha, dự kiến sẽ tiếp tục bàn giao khoảng 1.098,65 ha về cho địa phương quản lý, sử dụng. Đối với phần diện tích được giữ lại để SXKD, các công ty (NLT cũ) áp dụng các hình thức sử dụng: đất tự tổ chức sản xuất 6.024,27 ha; đất giao khoán theo Nghị định số 01/CP 657,31 ha; đất giao khoán theo Nghị định số 135/NĐ-CP 6.509,30 ha. Nhìn chung, theo đánh giá của BCĐ Sắp xếp, đổi mới và phát triển NLTQD tỉnh, các NLTQD sau khi được sắp xếp đã có nhiều cố gắng cải tiến tổ chức sản xuất, tạo được cơ chế quản lý phù hợp, từng bước thực hiện có hiệu quả phương án SXKD. Một số công ty như Cao Phong, Sông Bôi… đã bước đầu khai thác đúng hướng lợi thế về điều kiện tự nhiên và đất đai để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước khi chuyển đổi. Đặc biệt, đáng ghi nhận là các NLT sau khi sắp xếp chuyển đổi đã chú trọng đầu tư, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm nâng cao nâng suất lao động và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Những giống mới tiến bộ như cam Canh, quýt Ôn Châu, bưởi Diễn, chè LDP1, LDP2, giống keo lai, bạch đàn Úc… đã được các công ty mạnh dạn đưa vào sản xuất. Kết quả là năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi của các công ty thường đạt cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh.
Thống kê sơ bộ cho thấy năm 2012, tổng doanh thu của 6 công ty có tiền thân là các NLTQD đạt khoảng 66.956 triệu đồng, bình quân đạt 11.160,8 triệu đồng/đơn vị. Lợi nhuận trước thuế gần 12.360 triệu đồng, bình quân 2.060 triệu đồng/đơn vị. Lợi nhuận sau thuế trên 10.088 triệu đồng, bình quân trên 1.681 triệu đồng/đơn vị. Nộp ngân sách 5.959 triệu đồng, bình quân 993,2 triệu đồng/đơn vị. Thu nhập bình quân của CBCNV-LĐ của đơn vị khoảng 3,67 triệu đồng/người/tháng… Những kết quả này tuy chưa thuyết phục nhưng đã phần nào thể hiện nỗ lực tự thân vận động, vượt khó vươn lên của các NLTQD sau khi bứt khỏi “bầu sữa mẹ” bấy lâu nay là ngân sách Nhà nước..
Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Ban TT BCĐ Sắp xếp, đổi mới và phát triển NLTQD tỉnh nhìn nhận: Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của việc sắp xếp, đổi mới NLTQD là nâng cao hiệu quả hoạt động của các NLTQD sau khi thực hiện chuyển đổi. Tuy nhiên, tại tỉnh ta, sau 2 năm thực hiện chuyển đổi, các công ty vẫn hoạt động chủ yếu theo hình thức giao khoán và nộp sản: lúng túng trong tổ chức sản xuất, quản lý diện tích đất lớn nhưng hiệu quả SXKD thấp. Nguyên nhân khách quan có thể thấy là các NLTQD đã tồn tại quá lâu trong cơ chế bao cấp, quá trình chuyển đổi chưa có tiền lệ nên sau khi chuyển đổi, các công ty chưa làm quen kịp với cơ chế mới, lúng túng trong hoạt động dẫn đến những hạn chế nhất định về mô hình tổ chức, quản lý sử dụng đất, giao khoán đất và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Thực tế cho thấy, các đơn vị NLTQD sau chuyển đổi thường có năng lực quản trị doanh nghiệp hạn chế, chưa xây dựng được phương án SXKD hiệu quả, chưa tạo được sự liên kết quyền lợi giữa công ty và người lao động nhận khoán của công ty…
Chính vì vậy, với quyết tâm nâng cao hiệu quả thực hiện NQ28-NQ/TW giải pháp mà BCĐ Sắp xếp, đổi mới và phát triển NLTQD tỉnh kiến nghị là: Tổ chức đánh giá lại hiệu quả SXKD đối với các công ty sau vài năm chuyển đổi, nếu không có hiệu quả đề nghị giải thể, bàn giao lại tài sản, đất đai cho địa phương quản lý để phục vụ phát triển KT-XH. Đối với các công ty SXKD có hiệu quả rõ rệt, đề nghị có chính sách và cơ chế tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Đây là những giải pháp thiết thực, trọng tâm, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của các NLTQD sau khi chuyển đổi, tạo thêm động lực cho sự phát triển của KT-XH địa phương – Đồng chí Hoàng Văn Tứ nhấn mạnh.
Thu trang
(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Chiềng Châu khá thăng trầm cùng năm tháng, nhưng dù thế nào, sức sống của nghề này vẫn luôn mạnh mẽ. Một thời, nghề dệt gắn với nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình (khăn, gối, mặt phà...); con gái về nhà chồng, của hồi môn là những chiếc chăn, gối thổ cẩm ấm áp, thể hiện sự chịu thương, chịu khó, nét đẹp, tinh tế nữ công gia chánh của người con gái Thái. Tên tuổi nhiều cụ, bà được các thế hệ lưu truyền vì có thể làm ra những mẫu mã độc đáo, thể hiện trình độ, đẳng cấp của nghệ nhân như bà Hiển (75 tuổi), bà Sánh (75 tuổi)...
(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2013, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ dự toán kinh phí Chương trình 135 năm 2013, tổng kế hoạch vốn giao 97.190 triệu đồng để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 2 công trình chuyển tiếp, 152 công trình mới; hướng dẫn 2 huyện Kim Bôi, Đà Bắc lập dự án đề nghị Trung ương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, bám sát những định hướng của cấp uỷ Đảng, chính quyền, huyện Lạc Thuỷ đã đề ra nhiều giải pháp xoá đói - giảm nghèo một cách hiệu quả. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ-TBXH huyện Lạc Thuỷ cho biết: Là huyện thuần nông, cấp uỷ Đảng, chính quyền xác định tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh gắn sản xuất với chế biến sản phẩm.
(HBĐT) - Khi không ít doanh nghiệp phá sản, nhiều công ty hoạt động cầm chừng thì “kinh tế vỉa hè” lại trên đà phát triển. Chỉ cần một góc thông thoáng, đông người qua lại, tiện dừng chân là đã có thể mở "Vỉa hè shop". Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các "cửa hàng hè phố" mọc lên ngày càng nhiều với đa dạng chủng loại hàng hoá. Từ quần áo người lớn, trẻ em đến giày dép, túi xách các loại. Hỏi chuyện chị M. chuyên bán túi xách trên đường Cù Chính Lan (TP Hoà Bình), được biết, trước đây, chị làm nghề buôn hoa quả. Khi đã có chút vốn, chị liền đầu tư mua một chiếc xe tải nhỏ.
(HBĐT) - Phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói - giảm nghèo đã vào đang được nông dân huyện Lạc Sơn đẩy mạnh thông qua thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện kinh tế hộ.
(HBĐT) - Ngày 27/6, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá tình hình KT-XH tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2013, kiểm điểm công tác điều hành của Chính phủ trong 6 tháng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị.