Lao động nông thôn làm việc tại Công ty TNHH sản xuất ván sàn xuất khẩu Sơn Thủy.

Lao động nông thôn làm việc tại Công ty TNHH sản xuất ván sàn xuất khẩu Sơn Thủy.

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện Kỳ Sơn đạt 177,4 tỷ đồng, đạt 55,4% kế hoạch năm, vượt 21% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là kết quả đáng ghi nhận, đặt trong bối cảnh nền kinh tế chung đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn do chịu sức ép lớn từ tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế.

 

Trong 177,4 tỷ đồng giá trị sản xuất CN-TTCN 6 tháng đầu năm, có 112,4 tỷ đồng là giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; 65 tỷ đồng là giá trị sản xuất của ngành khai khoáng. Các sản phẩm chủ yếu gồm: đá xây dựng các loại (335.000 m3), cát sỏi xây dựng các loại (250.000 m3), 29 triệu viên gạch xây dựng các loại, chế biến lâm sản (10.500 m3), đồ mộc dân dụng (12.500 sản phẩm), khung nhôm cửa kính (10.200 m2), sơ chế nông sản (120.000 tấn), chế biến 1.400 tấn tinh bột sắn và dong riềng; 8,5 triệu cái chổi chít… Bên cạnh đó, hoạt động thương mại – dịch vụ cũng được duy trì khá ổn định với tổng giá trị lưu chuyển hàng hóa – dịch vụ đạt 291,1 tỷ đồng, đạt 57,4% kế hoạch năm.

 

Đồng chí Trần Thanh Tùng, Phó phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kỳ Sơn cho biết: Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn do chịu sức ép lớn từ tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự phát triển của ngành CN-TTCN phải đối mặt với nhiều thách thức. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải gồng mình vượt khó, không ít trong số họ phải hoạt động cầm chừng hoặc thu nhỏ quy mô sản xuất. Điều đáng ghi nhận là nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã cũng như các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Kết quả là giá trị sản xuất CN-TTCN 6 tháng đầu năm nay đạt 121% so với cùng kỳ năm trước, đạt 55,4% kế hoạch năm, CN-TTCN tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của KT-XH.

 

Được biết, vài năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện Kỳ Sơn đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành CN-TTCN. Thống kê tại thời điểm tháng 12/2012, toàn huyện có trên 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: nông lâm nghiệp và thủy sản, khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, xây dựng, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa động cơ, thương mại dịch vụ… Bám sát định hướng đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, Huyện ủy Kỳ Sơn đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-HU về phát triển CN-TTCN, các cấp, ngành, đoàn thể thuộc huyện đã triển khai khá đồng bộ các giải pháp đã hoạch định trong đề án phát triển CN-TTCN giai đoạn 2006 – 2010: xây dựng kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn làm cơ sở để đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư có chọn lọc; triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN, khuyến khích các hoạt động ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, huy động nguồn lực để phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn… Tiếp tục các giải pháp đã hoạch định nhằm phát triển mạnh mẽ hơn ngành CN-TTCN, huyện Kỳ Sơn đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, mức tăng trưởng của ngành đạt 22% trở lên, nâng cao tổng giá trị sản xuất đồng thời nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, từ đó tiếp tục khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.   

 

 

                                                                       Thu Trang

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nông dân xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) thường xuyên kiểm tra đồng ruộng sau khi gieo cấy để kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng sâu bệnh hại lúa.
5 gương mặt Chủ tịch Hội Nông dân các xã sẵn sàng thế chấp bìa đỏ vay phân bón cho nông dân.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất rau công nghệ Hàn Quốc tại Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 17/7, UBND tỉnh đã làm việc với Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam về việc xây dựng mô hình trình diễn sản xuất rau theo công nghệ Hàn Quốc. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Sở NN&PTNT, Văn phòng UBND tỉnh. Về phía Viện KHNN Việt Nam có PGS, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tuất, PGĐ Viện, Trưởng BQL Dự án và các cộng sự.

472,3 tỷ đồng phát triển giao thông nông thôn

(HBĐT) - Toàn tỉnh có 4.133 km đường giao thông nông thôn, trong đó đường huyện có 787 km, đường xã có chiều dài 3.346 km.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,9%

(HBĐT) - UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội nghị sơ kết tình hình phát triển KT – XH 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013.

Trại ếch của ông Đào

(HBĐT) - Cách đây 8 năm, nhân chuyến thăm quan về huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) do Trung tâm KN-KN giới thiệu, ông Phạm Đình Đào ở tổ 13, phường Phương Lâm (TPHB) biết đến và hứng thú muốn đến với nghề nuôi ếch, giống ếch có xuất xứ từ Thái Lan.

Tân Lạc phát triển nghề nuôi cá lồng

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Tân Lạc, diện tích mặt nước nuôi thủy sản hiện có khoảng trên 130 ha phân bố ở các xã Trung Hòa, Do Nhân, Phú Vinh, Lỗ Sơn, Tử Nê và Ngòi Hoa. Tận dụng lợi thế này, các xã đã tập trung duy trì và phát triển nghề nuôi cá lồng, bước đầu đem lại hiệu quả, cải thiện đời sống ngư hộ.

Sản xuất được 28 triệu con cá giống

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 3 cơ sở sản xuất giống, lớn nhất là Trung tâm Giống vật nuôi và thủy sản. Trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị đã sản xuất được 28 triệu con cá giống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục