Ông Nguyễn Cao Tám, Bí thư chi bộ thôn Đồng Mới, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chăm sóc đàn ong của gia đình.

Ông Nguyễn Cao Tám, Bí thư chi bộ thôn Đồng Mới, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chăm sóc đàn ong của gia đình.

(HBĐT) - Đến xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chúng tôi được giới thiệu đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Nguyễn Cao Tám, Bí thư chi bộ thôn Đồng Mới. Ở đây, bà con không chỉ biết đến ông Tám là người đảng viên gương mẫu, nhiệt tình trong công việc xã hội, ông còn mạnh dạn trong phát triển kinh tế gia đình.

 

Ông kể: Ban đầu, khi mới phát triển mô hình kinh tế kết hợp vườn - chuồng, gia đình gặp không ít khó khăn thế nhưng với quyết tâm vượt khó, thoát nghèo, từ số vốn ít ỏi của 2 vợ chồng dành dụm được, tôi đã đi học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm ở các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao để đem về ứng dụng linh hoạt, sáng tạo trên mảnh đất nhà mình. Với tổng diện tích gần 1 ha đất ở và đất vườn, ông đã gây dựng khu vực gần nhà một số loại cây ăn quả và hệ thống chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm như: dê, lợn rừng, nhím, hươu, gà thả vườn, ong mật… Từ tính cách cần cù, chịu khó, không cam chịu đói nghèo, ông đã tìm tòi học hỏi qua sách, báo, tivi, và các lớp chuyển giao KH-KT của xã về kinh nghiệm nuôi ong, sau đó tìm hiểu qua bạn bè, người quen, mô hình nuôi gà ta. Khi đã có kinh nghiệm nuôi ong, nuôi gà ông lại tiếp tục nuôi chim bồ câu Pháp để tăng thêm hiệu quả kinh tế… Hiện, mô hình chăn nuôi của ông Tám có khoảng trên 200 con gà, 30 thùng ong lấy mật, 40 cặp bồ câu giống bắt đầu cho sinh sản. Không những vậy ông còn  thành công nuôi nhốt động vật hoang dã, đến nay, gia đình ông có hơn 20 con dê, trên 10 đôi nhím sinh sản, gần 30 con lợn, trong đó, chủ yếu là lợn rừng và 1 ao thả cá mỗi năm, xuất 3-4 tấn cá thịt. Từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, mỗi năm, trừ chi phí, gia đình ông thu về hơn 200 triệu đồng. Không chỉ lo cho riêng mình, với cương vị là một người đảng viên, người lãnh đạo thôn, ông luôn vận động bà con trong thôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tăng gia phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

 

Cũng như mô hình phát triển kinh tế của ông Nguyễn Cao Tám, mô hình nuôi gà đẻ trứng của gia đình đảng viên Quách Xuân Sinh ở thôn Đồng Nhất là địa chỉ tin cậy để các hộ dân trong xã đến học tập kinh nghiệm trong phát triển kinh tế. Mô hình nuôi gà đẻ trứng giống gà lai Ai Cập của ông Sinh được đầu tư xây dựng diện tích 500 m2 với số vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng. Trại gà có quy mô nuôi 5.500 con gà đẻ trứng trong hệ thống các dãy nhà khép kín, gà nuôi trong lồng bằng kẽm, không tiếp xúc với mặt đất để tránh các mầm gây bệnh dịch; mùa hè có quạt mát, mùa đông có lò sưởi ấm cùng với sự áp dụng KHKT, tiêm phòng dịch đầy đủ… Hiện nay t lệ gà nuôi lớn và cho sinh sản tại trang trại đạt hơn 95%, năng suất gà đẻ trứng dao động từ 90-94% (trung bình mỗi ngày trại xuất bán khoảng 2.000 quả trứng). Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, ông Sinh còn thường xuyên giúp đỡ những hộ gia đình trong xã kinh nghiệm, giống để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà đẻ trứng.

 

Vốn là người chịu khó tìm tòi, học hỏi, có những suy nghĩ táo bạo, đảng viên Đặng Văn Sinh, Thôn Đồng Huống, xã Liên Hoà không chỉ gương mẫu, luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà ông còn là một trong những điển hình trong phát triển kinh tế của huyện. Năm 1997 thấy điều kiện kinh tế của gia đình và người dân trong thôn gặp nhiều khó khăn, ông Sinh quyết định làm giàu bằng cách chọn nuôi, trồng trọt làm hướng phát triển kinh tế chính của gia đình. Với 4 ha đất vườn ông đã mạnh dạn đầu tư vào trồng cam, cây cảnh, chăn nuôi gà, nuôi ong và trồng rừng. Từ tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm, mô hình phát triển kinh tế trang trại kết hợp trồng rừng đã mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình. Năm 2012, riêng gần 4 ha cây cam của gia đình ông cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.

 

Những đảng viên điển hình trên chỉ là một số gương mặt tiêu biểu trong phong trào đảng viên làm kinh tế giỏi ở huyện Lạc Thủy, từ cách làm kinh tế của mỗi người đã thể hiện sự tìm tòi, đổi mới, nhạy bén trong tư duy của người cán bộ, đảng viên. Để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triên kinh tế, Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ đã tập trung xây dựng các chi bộ cơ sở trong sạch - vững mạnh; tổ chức tuyên truyền vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Theo đó, các hộ dân có nhu cầu phát triển kinh tế từ các mô hình trang trại chăn nuôi đã được các tổ chức hội tạo điều kiện về mặt bằng, vay vốn ngân hàng, chuyển giao KHKT... Bên cạnh đó, các chi bộ chú trọng công tác phát triển Đảng, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt, giao ban với đảng viên và các đoàn thể. Những việc làm đó đã tạo cho nhân dân niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó, người dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Với việc phát huy vai trò của các đảng viên trong phát triển kinh tế, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 13,8%; thu nhập bình quân ước đạt 21,6 triệu đồng/ năm vào năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm bình quân 3%/ năm. Nhiều năm liền, Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ đạt trong sạch -  vững mạnh.

 

 

                                                                           Hoàng Huy

 

 

Các tin khác

Đô thị thành phố Hòa Bình được quản lý tốt ngày càng khang trang, sạch đẹp. Trong ảnh: Một góc đường phố của thành phố Hòa Bình.
Nông dân thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) đầu tư trồng bí xanh đem lại thu nhập khá.
Hệ thống trạm biến áp xã Văn Sơn, huyện Lạc Sơn đã được Công ty Điện lực Hoà Bình đầu tư nâng cấp đảm bảo việc cung ứng điện trên địa bàn.
Sau đợt mở bán lần 3, sàn giao dịch BĐS Hà Nội mới bàn giao cho khách hàng diện tích đất liền kề tại khu dân cư Cảng Chân Dê (TP Hòa Bình).

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng)

(HBĐT) - Ngày 17/8, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) về dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc – Tiểu dự án thành phố Hòa Bình.

Nhiều hộ dân làm giàu từ trồng nhãn Hương Chi

(HBĐT) - Sơn Thủy là xã khó khăn của huyện Kim Bôi. Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu tại xã nên thu nhập kinh tế của người dân không cao, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống mới từ dưới xuôi lên miền núi để phát triển như: nhãn Hương Chi, nhãn lồng về trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xen canh - Giải pháp khôi phục độ phì nhiêu cho đất trồng sắn

(HBĐT) - Mô hình trên thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất sắn bền vững tại xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình” được chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam của Quỹ Môi trường toàn cầu đầu tư kinh phí do Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh thực hiện từ năm 2009, thu hút 61 hộ tham gia với tổng diện tích 30 ha. Kết quả nghiệm thu mô hình cho thấy, việc thâm canh, xen canh cây sắn với cây trồng khác (mô hình sử dụng cây đậu che phủ - PV) là giải pháp hữu hiệu có tác dụng khôi phục độ phì nhiêu cho đất trồng sắn, hơn thế nữa, năng suất của sắn cũng được nâng cao khi áp dụng phương pháp canh tác này.

Phấn đấu thực hiện vượt kế hoạch gieo trồng cây vụ đông 2013

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành công văn số 721về việc tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh sản xuất vụ đông năm 2013 gửi UBND các huyện, thành phố. Trong đó nêu rõ: Năm nay, tỉnh có những điều kiện thuận lợi để thực hiện vượt mức kế hoạch gieo trồng cây vụ đông, do đó, đề nghị sự chỉ đạo sớm, tập trung và quyết liệt của chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp.

Tân Lạc: Hơn 100 lao động nông thôn được đào tạo nghề may công nghiệp

(HBĐT) - Ngày 15/8, tại huyện Tân Lạc, Trung tâm Khuyến công & TVPT công nghiệp đã mở 3 lớp dạy nghề may công nghiệp, trong đó có 2 lớp tại xã Đông Lai và 1 lớp ở xã Thanh Hối, thu hút 30 – 40 học viên/lớp. Đây là khóa đào tạo nằm trong chương trình đào tạo nghề khuyến công Quốc gia.

Thêm 17 xã được phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong 7 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 17 xã được phê duyệt Đề án xây dựng NTM. Như vậy, đến nay có 145/191 xã đã được phê duyệt Đề án xây dựng NTM, đạt 75,9%. Ngoài ra, có 5/11 huyện, thành phố đã hoàn thành Đề án xây dựng NTM của huyện và đã được phê duyệt, gồm các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Đà Bắc, Lương Sơn và Tân Lạc. Trong số các địa phương còn lại, huyện Kim Bôi và thành phố Hòa Bình đã được HĐND thông qua Đề án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục