Từ lồng ghép dự án đầu tư vào địa bàn kết hợp với sự đóng góp của nhân dân, xóm Rổng Cấn, xã Lâm Sơn đã cứng hoá được hàng nghìn mét đường liên thôn.
(HBĐT) - Để chủ trương XDNTM tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là phát huy vai trò chủ thể của người dân, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã kịp thời thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý XDNTM, 9/9 xóm thành lập ban phát triển nông thôn.
Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho CB, ĐV và toàn thể nhân dân được đặc biệt chú trọng dưới hình thức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của từng xóm. MTTQ và các tổ chức, đoàn thể chủ động lồng ghép tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên vào các cuộc họp thường kỳ, giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy nội lực trong XDNTM. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền, hàng năm, Đảng uỷ xã đều ban hành nghị quyết chuyên đề về XDNTM. Từ đó giao cho UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện. Mỗi xóm cũng chủ động xây dựng kế hoạch cho từng năm phù hợp với đặc điểm của đơn vị và theo nhu cầu của người dân. Thông qua cách làm trên đã tạo được sự thống nhất cao từ xã xuống thôn xóm, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Hiện tại, xã Lâm Sơn đã đạt 12 tiêu chí về XDNTM, trong đó là xã duy nhất của huyện đạt tiêu chí về môi trường. Xã đã có 98% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phần lớn hộ gia đình có công trình vệ sinh, nhà tắm vệ sinh, các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường... đã giúp xã đạt chuẩn tiêu chí số 17 về môi trường đầu tiên của huyện.
Có thể nói, ở Lâm Sơn, nếu không huy động được nội lực trong nhân dân, chủ trương XDNTM không dễ thực hiện khi thực tế trong 3 năm qua xã chưa được nguồn vốn của chương trình đầu tư hỗ trợ. Để đạt được những tiêu chí về thuỷ lợi, giao thông, nước sinh hoạt, xã đã năng động, linh hoạt trong việc lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư vào địa bàn, nhất là huy động sức mạnh của người dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Điều này được thể hiện qua việc xã đã tranh thủ nguồn vốn chương trình CDF do tổ chức phi chính phủ của Thuỵ Sỹ tài trợ, mỗi năm đầu tư cho xã từ 200 - 250 triệu đồng, kết hợp với đóng góp về tiền, ngày công lao động của nhân dân đã góp phần giúp xã cứng hoá được 9,5 km đường liên thôn và xây mới 2 công trình nước sinh hoạt cho nhân dân.
Đến nay, 12 tiêu chí trong XDNTM xã Lâm Sơn đã đạt được là: quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, có điểm bưu chính viễn thông và Internet đến thôn; thu nhập đầu người, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, giáo dục, môi trường, ANTT. Dự kiến đến cuối năm, xã sẽ đạt thêm tiêu chí về làng văn hoá và hệ thống tổ chức CT - XH vững mạnh. Theo Chủ tịch UBND xã Hoàng Ngọc Kiều, trở ngại lớn nhất mà xã khó có thể đạt được đó là tiêu chí về cơ sở vật chất văn hoá, hình thức tổ chức sản xuất và chợ nông thôn. Đặc biệt là yêu cầu về cơ sở vật chất văn hoá bởi hiện tại toàn bộ quỹ đất công của xã đã giao cho các dự án. Nếu quy hoạch đủ diện tích theo yêu cầu của khu trung tâm, xã sẽ không biết chuyển dân đi đâu trong khi cả xã đã có tới 6 xóm tái định cư. Cùng với đó là quy định NVH xã đạt chuẩn ít nhất phải đảm bảo 4.000 m2 kết hợp với khu thể thao , NVH xóm yêu cầu 1.000 m2... Việc bố trí đất đã là hết sức khó khăn chứ chưa nói đến không có kinh phí để đầu tư xây dựng...
Chính từ thực tế này cho nên để chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM được thực hiện có hiêu quả, đảm bảo theo kế hoạch, cơ sở rất mong muốn được đầu tư nguồn vốn cũng như mong cấp trên nghiên cứu, điều chỉnh một số tiêu chí đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc thù của tỉnh miền núi...Chủ tịch UBND xã Hoàng Ngọc Kiều đề nghị.
Bình Giang
(HBĐT) - Đến xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chúng tôi được giới thiệu đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Nguyễn Cao Tám, Bí thư chi bộ thôn Đồng Mới. Ở đây, bà con không chỉ biết đến ông Tám là người đảng viên gương mẫu, nhiệt tình trong công việc xã hội, ông còn mạnh dạn trong phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT) - Từ khi được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2006, trong nhiều năm liên tục, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn luôn được quan tâm đầu tư. Qua đó, bộ mặt đô thị thành phố từng bước đổi mới, ngày càng khang trang, sạch, đẹp. Mặt khác, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý đô thị đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH tại địa phương.
(HBĐT) - Đồng chí Cao Thị Nụ, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc khẳng định: Cùng với triển khai thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, những năm qua, huyện Tân Lạc đã làm tốt công tác phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động và huy động các nguồn lực, chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả công tác XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 99,19% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Theo nhận xét, đánh giá của Công ty Điện lực Hoà Bình và Sở Công thương, tỷ lệ hộ sử dụng lưới điện quốc gia đã hoàn thành sớm so với kế hoạch. Kết quả này cho thấy đã có sự quan tâm đúng mức của tỉnh, các sơ, ngành trong công tác đầu tư, phát triển lưới điện.
(HBĐT) - Sau một thời gian thị trường BĐS trầm lắng, đến nay, lãi suất cho vay tại các ngân hàng liên tục giảm, tính đến tháng 7/2013, lãi suất cho vay ở mức từ 7%-14,5%/ năm. Cùng với đó, một loạt các doanh nghiệp BĐS đã tích cực hơn về quảng bá, hỗ trợ khách hàng, dường như thị trường BĐS thành phố Hòa Bình đang có dấu hiệu ấm dần trở lại.
(HBĐT) - Ngày 17/8, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) về dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc – Tiểu dự án thành phố Hòa Bình.