Với sự tham gia tích cực của người dân, xóm Thông (Hợp Thịnh, Kỳ Sơn) giờ đây đã có diện mạo hoàn toàn khác với hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đạt chuẩn NTM.
(HBĐT) - “Nhà nước đã làm cho gần hết rồi, mình chỉ góp thêm một phần rất nhỏ bé thì có đáng gì đâu mà kể công” – Ông cười xòa khi được hỏi về chuyện đã hiến hơn 100m2 đất thổ cư cho xóm Giếng 2 xã Hợp Thịnh, Kỳ Sơn làm đường giao thông nông thôn trong khuôn khổ chương trình xây dựng NTM. Theo ông, chẳng có gì đáng biểu dương bởi đó là hành động đương nhiên cần phải làm, đơn giản giống như việc người ta góp gạch, đá, xi măng.... để đặt nền móng xây dựng một ngôi nhà kiên cố.
Nhà ông Nguyễn Văn Chính (xóm Thông, xã Hợp Thịnh, Kỳ Sơn) không thuộc diện có của ăn, của để trong xóm. Năm miệng ăn trong gia đình đều trông cả vào nghề nông với tài sản quý giá nhất là những thửa đất ông bà tổ tiên để lại. Tháng 1/2011, xóm Giếng 2 khởi công làm đường giao thông nông thôn trong khuôn khổ thực hiện hương trình MTQG xây dựng NTM. Tuyến đường ngõ xóm nối từ nhà văn hóa xóm Giếng 2 tới nhà bà Đinh Thị Lâm về lịch sử là tuyến đường Đồi Sơn, trên giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chính đã được Nhà nước cấp cả tuyến đường. Trước thực tế đó, không phải đợi đến lúc cán bộ đến tuyên truyền vận động, gia đình ông Nguyễn Văn Chính đã tự nguyện cắt cho xóm Thông thửa đất thổ cư có chiều dài cạnh 53 m, rộng 2 m, tổng diện tích 106 m2.
Nói về chuyện này, người đàn ông có bộ dạng rất xuề xòa đó cười một cách thoải mái như nhắc đến một kỷ niệm: Nói là hiến đất thì to tát quá! Bê tông hóa cả một đoạn đường dài Nhà nước đã làm cho gần hết rồi, mình chỉ góp thêm một phần rất nhỏ bé thì có đáng gì đâu mà kể công. Vả lại, làm một con đường bền đẹp không những người dân trong xóm được hưởng lợi mà còn là của để dành đầy ý nghĩa cho con cháu đời sau. Được góp phần làm một điều tốt đẹp như thế, nhà tôi có mất thêm đất cũng vui vẻ hợp tác thôi mà.
Cũng sẵn sàng hiến đất để xã Hợp Thịnh xây dựng NTM như các gia đình ông Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Xuân Thảo ở xóm Tôm đã tự nguyện hiến 84 m2 đất thổ cư để làm sân chơi của xóm, Nguyễn Văn Hồi ở xóm Thông đã hiến 12 m2 đất thổ cư để xây dựng nhà văn hóa xóm Thông, Nguyễn Văn Quỳnh (xóm Đồng Hương) hiến 89 m2 đất thổ cư để xây dựng nhà văn hóa, Dương Văn Tấn (xóm Trung Thành A) hiến 225 m2 đất vườn cho xóm làm sân chơi thể thao, Nguyễn Thị Phan (xóm Thông) hiến 74 m2 đất vườn để xóm làm đường giao thông nội đồng… Trong gần 3 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM đã có 41 hộ dân hiến trên 4.600 m2 đất thổ cư, đất vườn để xã Hợp Thịnh đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng theo tiêu chí NTM. Cụ thể, về giao thông nông thôn, đến nay, toàn xã đã nâng cấp và làm mới được 14.180 m đường theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Về thủy lợi đã kiên cố hóa được 12 tuyến kênh tưới với tổng chiều dài 6.756 m. Ngoài việc vận động người dân hiến đất để lấy mặt bằng xây dựng, các xóm còn tích cực huy động ngày công, nguyên vật liệu để đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, nhà văn hóa, sân thể thao... Thống kê sơ bộ của UBND xã Hợp Thịnh: Trong 3 năm, tổng số ngày công và nguyên vật liệu người dân đóng góp quy thành tiền khoảng 173 triệu đồng; tổng số diện tích đất các tập thể và cá nhân hiến đất 4.105,8 m2, trị giá khoảng 1.034 triệu đồng. Ngoài ra, cùng chung sức xây dựng NTM, các doanh nghiệp đã đóng góp 2.412 triệu đồng, các cá nhân đóng góp 100 triệu đồng, tổng các nguồn lực xã huy động được trong 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM khoảng 3.718 triệu đồng. Thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân chung tay xây dựng NTM”, Ban chỉ đạo 800 xã Hợp Thịnh đã tuyên truyền, vận động nhân dân tự chỉnh trang nhà cửa, làm đẹp nơi ở, xây dựng các công trình phụ trợ, mua sắm các phương tiện phục vụ sản xuất… Kết quả, người dân trong xã đã cải tạo, xây mới 180 nhà ở, 14.871 m2 cổng, ngõ, tường rào để có cảnh quan xanh - sạch - đẹp; xây mới và nâng cấp 856 nhà tiêu, 563 giếng khơi, 55 giếng khoan, 203 bể nước mưa, 45 bể bioga phù hợp với chuẩn mới... Bằng hành động thiết thực và giản đơn, những người con của xã Hợp Thịnh đang cùng nhau xây một nền móng vững chắc cho “ngôi nhà” NTM của họ. Vì lợi ích chung, họ sẵn sàng tham gia tùy theo khả năng của mình. Người có đất thì hiến đất. Người có tiền thì góp tiền. Người không có đất, không có tiền thì góp ngày công lao động. Cứ như vậy, ngôi nhà NTM của xã Hợp Thịnh đang dần hiện lên với nền móng được xây dựng vững chắc. Không phải bằng nguyên vật liệu thông thường mà bằng tình yêu, bằng niềm tin, ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp của những người con đầy trách nhiệm.
Thu Trang
(HBĐT) - Sau một thời gian thị trường BĐS trầm lắng, đến nay, lãi suất cho vay tại các ngân hàng liên tục giảm, tính đến tháng 7/2013, lãi suất cho vay ở mức từ 7%-14,5%/ năm. Cùng với đó, một loạt các doanh nghiệp BĐS đã tích cực hơn về quảng bá, hỗ trợ khách hàng, dường như thị trường BĐS thành phố Hòa Bình đang có dấu hiệu ấm dần trở lại.
(HBĐT) - Ngày 17/8, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) về dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc – Tiểu dự án thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Sơn Thủy là xã khó khăn của huyện Kim Bôi. Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu tại xã nên thu nhập kinh tế của người dân không cao, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống mới từ dưới xuôi lên miền núi để phát triển như: nhãn Hương Chi, nhãn lồng về trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Mô hình trên thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất sắn bền vững tại xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình” được chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam của Quỹ Môi trường toàn cầu đầu tư kinh phí do Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh thực hiện từ năm 2009, thu hút 61 hộ tham gia với tổng diện tích 30 ha. Kết quả nghiệm thu mô hình cho thấy, việc thâm canh, xen canh cây sắn với cây trồng khác (mô hình sử dụng cây đậu che phủ - PV) là giải pháp hữu hiệu có tác dụng khôi phục độ phì nhiêu cho đất trồng sắn, hơn thế nữa, năng suất của sắn cũng được nâng cao khi áp dụng phương pháp canh tác này.
(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành công văn số 721về việc tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh sản xuất vụ đông năm 2013 gửi UBND các huyện, thành phố. Trong đó nêu rõ: Năm nay, tỉnh có những điều kiện thuận lợi để thực hiện vượt mức kế hoạch gieo trồng cây vụ đông, do đó, đề nghị sự chỉ đạo sớm, tập trung và quyết liệt của chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp.
(HBĐT) - Ngày 15/8, tại huyện Tân Lạc, Trung tâm Khuyến công & TVPT công nghiệp đã mở 3 lớp dạy nghề may công nghiệp, trong đó có 2 lớp tại xã Đông Lai và 1 lớp ở xã Thanh Hối, thu hút 30 – 40 học viên/lớp. Đây là khóa đào tạo nằm trong chương trình đào tạo nghề khuyến công Quốc gia.