Nông dân xóm Cài, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) thu hoạch mía làm hàng hoá nâng cao nguồn thu nhập.

Nông dân xóm Cài, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) thu hoạch mía làm hàng hoá nâng cao nguồn thu nhập.

(HBĐT) - Là một trong những xã được chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh, 3 năm qua, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã có nhiều nỗ lực để triển khai, thực hiện Đề án. Xây dựng NTM xã quan tâm đến tất cả 19 tiêu chí, trong đó, tiêu chí được xã coi là then chốt là công tác phát triển sản xuất, nâng cao nguồn thu nhập cho nhân dân.

 

Trên địa bàn xã hiện có 6 Ban quản lý (BQL) ở các xóm nông nghiệp thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động sản xuất nông- lâm nghiệp. 3 năm qua, thực hiện các DA hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, xã đã thực hiện được 9 mô hình phát triển sản xuất gồm: 4 mô hình trồng trọt, 4 mô hình chăn nuôi, với tổng số hộ được hưởng lợi là 508 hộ. Trong đó, tổng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là 380 triệu đồng thực hiện 2 mô hình gồm: mô hình phát triển chăn nuôi lợn nái siêu nạc và nuôi bò sinh sản. Cụ thể, năm 2011, được giải ngân 580 triệu đồng (nguồn vốn xây dựng NTM), xã đã đã sử dụng 180 triệu đồng mua giống lợn nái siêu nạc hỗ trợ cho các hộ có  điều kiện kinh tế khó khăn phát triển sản xuất. Năm 2012, trong tổng số 880 triệu đồng (vốn NTM) được cấp, xã  đã dành 180 triệu cho mục đích phát triển sản xuất. Cụ thể, đã mua 16 con bò lai sin hỗ trợ cho 16 hộ chăn nuôi. Năm 2013, được giải ngân 900 triệu đồng, xã đã sử dụng 300 triệu đồng cho phát triển sản xuất. Trung tuần tháng 10/2013 xã đã trực tiếp đến Ba Vì- Hà Nội để mua bò, giống cỏ, thuốc thú y... và tìm hiểu cách chăm sóc bò để bàn giao cho các hộ gia đình trong xã phát triển chăn nuôi. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất của xã được thực hiện dưới hình thức: hỗ trợ bò mẹ cho hộ gia đình chăn nuôi. Khi bò sinh sản lứa đầu, hộ gia đình đó sẽ giữ lại bê con và bàn giao lại bò mẹ cho xã để tiếp tục bàn giao cho các hộ khác. Đồng chí Bùi Văn Lọt, Chủ tịch UBND xã Vũ Lâm cho biết: Nhìn chung, các mô hình sản xuất đã bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập XĐ-GN cho người dân trong xã. Cùng với việc hỗ trợ giống, vốn, KH-KT xã đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Với các hộ dân sống ở phố Lâm Hóa 1 và Lâm Hóa 2, xã vận động và tạo điều kiện để các hộ phát triển mạnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, vận tải... Từ năm 2011 đến nay  đã có 3 doanh nghiệp được thành lập mới, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương và tăng thu ngân sách. Hiện, toàn xã đã có 202 hộ phát triển kinh tế bằng việc kinh doanh. Nhờ có doanh nghiệp thu mua, chế biến nông- lâm sản trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương như: lúa, ngô, sắn, mía tím, cá, thịt...  Từ đó, mức thu nhập của người dân đã tăng lên rõ rệt. Năm 2011 thu nhập bình quân trong xã đạt 8,5 triệu đồng/ người/ năm; năm 2012 được nâng lên mức 13,5 triệu đồng/ người/ năm; năm 2013 ước đạt 15 triệu đồng/ người/ năm.  Số hộ nghèo giảm từ 14,7%  (năm 2011) xuống còn 4,8% (năm 2013). Hiện trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng cao người dân tham gia  tích cực hưởng ứng tích hơn trong các phong trào, hoạt động của xã, thôn, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Từ tháng 10/2013 đến nay, nhân dân trong xã đã huy động 12.681 ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn và cứng hoá kênh mương thuỷ lợi (quy thành tiền có trị giá trên 9 tỷ đồng). Đồng thời, hiến 6.450m2 đất thổ cư và 4.535 m2 đất ruộng (tính thành tiền có trị giá khoảng 2,37 tỷ đồng). Các hộ dân cũng đã tự nguyện chặt 1.200 cây tre, 887 cây gỗ và cây ăn quả để giải phóng mặt bằng làm đường giao thông liên xã, liên xóm. Ngoài ra, các hộ dân còn đóng góp 1,7 tỷ đồng tiền mặt để  góp phần xây dựng  công trình cấp nước sinh hoạt có trị giá 1,23 tỷ đồng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay, Vũ Lâm đã trải nhựa, cứng hoá 4,5km đường liên xã; bê tông cứng hoá 12,12 km đường trục liên thôn; đào đắp, mở rộng 18,8km đường giao thông nội đồng; trải vật liệu cứng và bê tông hoá 7,2 km với tổng kinh phí khoảng 7 tỷ đồng.  Đã xây dựng mới và nâng cấp được 3 công trình thuỷ lợi; kiên cố hoá 10.700 m kênh mương nội đồng cơ bản đáp ứng cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất.

 

Xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương, lấy việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ then chốt, Vũ Lâm đã và đang tạo sức bật mới trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, ANQP. Qua 3 năm triển khai, thực hiện chương  trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, hiện xã đã đạt 10/19 tiêu chí. Đồng chí Bùi Văn Lọt, Chủ tịch UBND xã cho biết: dự kiến tính đến hết năm 2013, xã sẽ hoàn thành thêm 4 tiêu chí gồm: tiêu chí giao thông; thuỷ lợi; trường học và cơ cấu lao động, nâng tổng số tiêu chí đã đạt được lên 14/19 tiêu chí. Đã có những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được đưa ra để để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho những tháng, năm tiếp theo. Căn cứ vào điều kiện thực tế, Vũ Lâm mong muốn được hỗ trợ thêm nguồn kinh phí, có hướng dẫn sát sao, cụ thể về mặt cơ chế, chính sách để phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015.

 

 

                                                                         Thuý Hằng

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục