Vụ cam năm 2013, vườn cam của gia đình anh Nghiêm Trung Thành ở khu 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) cho thu hoạch hơn 40 tấn cam.
(HBĐT) - Không cần những quả đồi hàng vài ha, chỉ cần diện tích vài nghìn m2, người trồng cam, chanh ở Cao Phong đã thâm canh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm. Chỉ có một cây cho thu hàng triệu đồng, có khi hàng chục triệu đồng, đó là những cây “đẻ trứng vàng”.
Cây chanh 4 triệu đồng
Đối với người trồng cam ở Cao Phong, cây chanh được trồng ở bờ rào hoặc trồng xen với cây khác vì vòng đời cây ngắn để nuôi cây cam. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình có điều kiện và kỹ thuật chăm sóc cây tốt nên nguồn thu không hề nhỏ. Đi về phía cuối vườn, giáp bờ rào vườn nhà ông Phạm Quang Vinh ở khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), chúng tôi nhận thấy những cây chanh cao như những cây cam bên cạnh. Ông Vinh cho biết, đất vườn chật chỉ trồng được ít cam, phần giáp bờ rào ông trồng 13 cây chanh đào được ghép từ gốc bưởi nên cây to, khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt. Đến nay là năm thứ 5, cho thu hoạch quả chính vụ được 2 năm nay. Vụ chanh vừa rồi thu hoạch được 1,5 tấn chanh, bán rải rác từ đầu vụ đến cuối vụ giá trung bình 35.000 đồng/kg. Như vậy, trung bình mỗi cây cho thu nhập khoảng 4 triệu đồng/vụ. Khi tôi hỏi bí quyết, ông Vinh chia sẻ: Chẳng có bí quyết gì đâu, cây cam thường được chăm sóc tốt hơn cây chanh nhưng gia đình tôi có ít nên chăm sóc như cam nên cây cho năng suất cao. Tôi nghĩ trồng cây gì cũng thế thôi, chăm bón tốt thì năng suất cao và mình cũng được thu nhập cao.
Cây cam 10 triệu đồng
Cao Phong vốn nổi tiếng có những vườn cây chăm sóc tốt, năng suất cao. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết nhiều người nghĩ đất của mình không có nhiều do vậy chỉ nên đầu tư những vườn gần nhà, gần đường giao thông, thuận lợi nguồn nước. Khi nhắc đến vườn có năng suất cao ai cũng biết đến gia đình anh Nghiêm Trung Thành ở khu 5, thị trấn Cao Phong. Vườn cây lâu đời nhất của anh năm nay bước sang năm thứ 15. Đối với cam tuổi này, đây là giai đoạn cỗi của cây nhưng đối với anh, cam vẫn đang sung sức. Với diện tích chưa đầy 4.000 m2 trồng được 180 cây cam Xã Đoài, năm nay, anh thu hơn 40 tấn cam, được 530 triệu đồng. Anh cho biết: Nếu cam giá như năm ngoái, tôi thu được gần 1 tỷ đồng. Trong vườn có nhiều cây thu hàng tạ quả. Năm nay có 2 cây thu nhiều nhất. Một cây được 27 gánh cam, tương đương trên 7 tạ quả với giá hiện tại được 10 triệu đồng, một cây 23 gánh cam tương đương trên 6 tạ quả. Đã 11 năm thu hoạch có 3 năm cây này đều cho năng suất cao. Nhiều thanh niên lực lưỡng đi hái cam bảo xấu hổ vì cả buổi sáng không hái nổi một cây cam. Ông Nguyễn Văn Trang ở khu 4, thị trấn Cao Phong cũng cho biết: Với những hộ có cây cho thu nhập cao như thế ở Cao Phong không phải là ít. Năm 2011, nhà tôi cũng có một cây cam Xã Đoài cho thu hoạch được trên 5 tạ quả. Tuy đây chưa phải là những cây xuất sắc nhất ở Cao Phong nhưng với người nông dân, mỗi cây cho năng suất như vậy là nguồn thu lớn của gia đình.
Việt Lâm
(HBĐT) - Tân Dân là xã vùng hồ, xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Nhiều năm qua, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2013, thu nhập bình quân của xã đạt 6,5 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 58,42%). Phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tuy nhiên, diện tích đất gieo trồng trong năm nhỏ hẹp (tổng diện tích đất gieo trồng là 259,6 ha, trong đó, tích lúa nước 2 vụ chỉ có 78 ha/537 hộ/2.194 nhân khẩu; diện tích lúa nương 31 ha, trong đó năng suất đạt 30 tạ/ha), chăn nuôi nhỏ lẻ... Chính vì vậy, bài toán xóa đói - giảm nghèo ở Tân Dân khá nan giải.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, Chương trình 135 kéo dài đã đầu tư trên 11,3 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng tại 13 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Trong đó, trên 6,1 tỷ đồng được đầu tư xây dựng hệ thống đường GTNT, đường vào khu sản xuất và ngầm tràn liên hợp tại các xã Mường Tuổng, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Giáp Đắt, Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý.
(HBĐT) - Để từng bước nâng cao chất lượng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cơ giới hóa nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa cho năng xuất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2013, ngành nông nghiệp huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức 115 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 500 nông dân, đồng thời xây dựng 48 mô hình sản xuất từ đó trình độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được nâng lên.
(HBĐT) - Trong năm 2013, TP Hoà Bình đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư cho công tác phát triển GTNT. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các xã trên địa bàn đã làm mới, sửa chữa nâng cấp được 13.367 m đường GTNT, trong đó làm mới được 12.667 m đường theo tiêu chuẩn đường NTM và sửa chữa nâng cấp được 700 m đường liên xóm.
(HBĐT) - Năm 2013, Trung tâm giống cây trồng tỉnh thực hiện sản xuất giống lúa thuần HT1 cấp nguyên chủng, sản luợng đạt 28 tấn (vụ xuân 18 tấn, vụ mùa 10 tấn) đã cung ứng được 100% giống lúa sản xuất trong vụ xuân năm 2013; đảm bảo cung ứng giống cho vụ xuân năm 2014.
(HBĐT) - Tháng 1, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh sôi đông, hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Nhờ chủ động tăng nguồn hàng phục vụ, thực hiện các biện pháp bình ổn giá nên giá một số mặt hàng thiết yếu có mức tăng không lớn.