Trang trại gà của ông bà Sinh - Lan, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) có doanh thu từ 1,2 - 1,5 tỉ đồng/năm. Ảnh: Bà Lan chia sẻ kinh nghiệm làm trang trại cho hộ cùng sở thích chăn nuôi.
(HBĐT) - Trại gà đẻ của vợ chồng ông Quách Xuân Sinh, Phạm Thị Lan, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) được đầu tư, gây dựng từ năm 2011. Tuy nằm tít tận vùng đồi, từ đường chính đi vào mất một quãng khá xa nhưng hỏi đến trại gà này, hầu như ai ai trong thôn, xã đều biết cả. Tiếng là xã có đến 4 trang trại đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí mới, trang trại của vợ chồng ông Sinh có quy mô đứng hàng nhất, nhì với 4.000 gà đẻ, tiếp đến là trại gà của bà Đỗ Thị Nhài, thôn Đồng Nhất, trại lợn của bà Nguyễn Thị Như Trang cũng ở thôn Đồng Nhất và trại gà của ông Quách Trung Hiếu, thôn Đồng Phú.
Cởi mở, thân tình đón tiếp, đưa chúng tôi đi thăm quan một lượt trại gà, bà Lan - vợ ông Sinh bộc bạch: Năm 2007, mô hình chăn nuôi gà Ai Cập thuần được triển khai thí điểm tại huyện và gia đình ông bà là một trong 10 hộ tham gia. Mô hình thành công nhưng về sau chỉ có hộ gia đình ông bà duy trì được. Bẵng đi 3 - 4 năm, cũng là lúc hai vợ chồng về nghỉ chế độ hưu trí, có đủ thời gian tập trung cho ý tưởng tạo dựng một trại gà quy mô. Giống gà lựa chọn gây trang trại là gà Ai Cập lai 3 máu. Thời gian đó, ông bà cất công về tận Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi quốc gia lấy giống, vừa may đây cũng là cơ hội học hỏi, tiếp nhận thêm kỹ thuật, phương thức chăn nuôi trang trại sao cho đạt hiệu quả cao... Đến nay, bình quân mỗi ngày ông bà thu 1.500 - 2.000 quả trứng, thời kỳ cao điểm có khoảng 70% trong số 4.000 gà đẻ cho thu trứng/ngày. Trứng thu đến đâu, khách buôn trong tỉnh, ngoài tỉnh về lấy hết đến đó, giá bán đổ đồng 28.000 đồng/chục. Trại gà tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động, đạt mức doanh thu 1,2 - 1,5 tỷ đồng/năm.
Mặc dù điều kiện địa bàn vùng sâu nhưng đến xã An Bình, chúng tôi không khó gặp được những ông chủ trang trại chăn nuôi quy mô nghìn con, mức doanh thu tiền tỷ. Đó là ông Nguyễn Văn Thức, ông Nguyễn Văn Ba ở thôn An Sơn 2, ông Đặng Hữu Bội ở thôn Cây Rường, Quách Văn Sưởng ở thôn Phú Tường. Về xã Phú Thành có ông Nguyễn Duy Lành, thôn Bột, ngoài nuôi 4.500 gà thịt còn nuôi 500 gà đẻ trứng và một số con đặc sản khác. Một trang trại tiêu biểu khác không thể không nhắc đến là công ty TNHH MTV trại gà Thanh Hà quy mô 30.000 - 40.000 gà đẻ tại thị trấn Thanh Hà do ông Nguyễn Văn Nhường làm chủ. ông Đặng Hữu Bội, chủ một trại lợn thịt quy mô 2.000 con/năm ở thôn Cây Rường, xã An Bình cho biết: Hồi đầu và giữa năm, nhiều gia trại, trang trại lợn “đứng ngồi không yên” trước diễn biến giá cả bất lợi, chi phí đầu vào tăng cao. Nhưng đến những tháng cuối năm và dịp Tết, tình hình đã được cải thiện, giúp các gia trại chăn nuôi ổn định, quy mô đàn lợn tăng đáng kể mức doanh thu và yên tâm tái đầu tư.
Nói về thế mạnh của huyện trong phát triển loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi, đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện hào hứng: Từ năm 2006 đến nay, dự án phát triển kinh tế trang trại đã được huyện triển khai, áp dụng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư và khuyến khích người chăn nuôi. Bình quân mỗi năm, huyện xây dựng 5 mô hình kinh tế trang trại, chính sách hỗ trợ chủ yếu ưu tiên trang trại chăn nuôi. Hiện nay, huyện đã có 6 trang trại chăn nuôi mức doanh thu tiền tỷ được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chí theo Thông tư mới của Bộ NN&PTNT. Ngoài ra còn có khoảng 50 gia trại, trang trại quy mô vừa và nhỏ (từ vài trăm đến hàng nghìn con lợn, gà, vịt, ngan, dê). Kết quả này cho thấy việc thúc đẩy hình thành trang trại chăn nuôi mà địa phương đang theo đuổi là hướng đi đúng đắn.
Bùi Minh
(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu của huyện Mai Châu góp phần quan trọng trong xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.
(HBĐT) - Tân Dân là xã vùng hồ, xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Nhiều năm qua, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2013, thu nhập bình quân của xã đạt 6,5 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 58,42%). Phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tuy nhiên, diện tích đất gieo trồng trong năm nhỏ hẹp (tổng diện tích đất gieo trồng là 259,6 ha, trong đó, tích lúa nước 2 vụ chỉ có 78 ha/537 hộ/2.194 nhân khẩu; diện tích lúa nương 31 ha, trong đó năng suất đạt 30 tạ/ha), chăn nuôi nhỏ lẻ... Chính vì vậy, bài toán xóa đói - giảm nghèo ở Tân Dân khá nan giải.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, Chương trình 135 kéo dài đã đầu tư trên 11,3 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng tại 13 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Trong đó, trên 6,1 tỷ đồng được đầu tư xây dựng hệ thống đường GTNT, đường vào khu sản xuất và ngầm tràn liên hợp tại các xã Mường Tuổng, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Giáp Đắt, Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý.
(HBĐT) - Để từng bước nâng cao chất lượng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cơ giới hóa nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa cho năng xuất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2013, ngành nông nghiệp huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức 115 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 500 nông dân, đồng thời xây dựng 48 mô hình sản xuất từ đó trình độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được nâng lên.
(HBĐT) - Trong năm 2013, TP Hoà Bình đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư cho công tác phát triển GTNT. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các xã trên địa bàn đã làm mới, sửa chữa nâng cấp được 13.367 m đường GTNT, trong đó làm mới được 12.667 m đường theo tiêu chuẩn đường NTM và sửa chữa nâng cấp được 700 m đường liên xóm.
(HBĐT) - Năm 2013, Trung tâm giống cây trồng tỉnh thực hiện sản xuất giống lúa thuần HT1 cấp nguyên chủng, sản luợng đạt 28 tấn (vụ xuân 18 tấn, vụ mùa 10 tấn) đã cung ứng được 100% giống lúa sản xuất trong vụ xuân năm 2013; đảm bảo cung ứng giống cho vụ xuân năm 2014.