Năm 2014, Tân Lập phấn đấu xây dựng tiêu chí về trường học, tuy nhiên để thực hiện tiêu chí này ngoài đóng góp của nhân dân, rất cần có sự đầu tư của Đảng, Nhà nước. Ảnh: trường THCS Tân Lập chưa được đầu tư về cơ sở vật chất nên còn thiếu các phòng chức năng.

Năm 2014, Tân Lập phấn đấu xây dựng tiêu chí về trường học, tuy nhiên để thực hiện tiêu chí này ngoài đóng góp của nhân dân, rất cần có sự đầu tư của Đảng, Nhà nước. Ảnh: trường THCS Tân Lập chưa được đầu tư về cơ sở vật chất nên còn thiếu các phòng chức năng.

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: Tính đến thời điểm hiện nay, xã đã đạt được 11 tiêu chí, bao gồm tiêu chí về quy hoạch, điện, chợ nông thôn, bưu điện văn hóa, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, y tế, văn hóa, AN - QP, xây dựng hệ thống chính trị và giáo dục. Trong năm nay, xã tiếp tục phấn đấu hoàn thành các tiêu chí thủy lợi, giao thông, môi trường và phấn đấu cán đích trong năm 2015. Đây là một trong những thách thức lớn đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Chính vì vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền xã xác định để đạt được các tiêu chí trên, bên cạnh sự đầu từ của Đảng, Nhà nước cần phải có sự tham gia đóng góp tích cực của nhân dân.

 

Nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu về chương trình xây dựng NTM, Tân Lập đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quan điểm, nội dung, ý nghĩa, cách làm trong xây dựng NTM của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, với đặc thù là một xã vùng sâu, kinh tế còn khó khăn, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã công khai, dân chủ có sự bàn bạc, thống nhất của nhân dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, chính vì vậy, ngay từ khi triển khai, chương trình đã đạt được sự đồng thuận cao hệ thống chính trị và nhân dân.

 

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập quán sản xuất của người dân từng bước thay đổi gắn với nếp sống văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình đến cộng đồng dân cư cũng được lưu truyền, sàng lọc và phát huy. Theo đồng chí Bùi Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập, cơ cấu cây trồng vật nuôi ở Tân Lập đã bước đầu có sự chuyển đổi phù hợp nhằm nâng cao năng suất, giá trị sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh cây lúa, từ năm 2012 đến nay, nhiều hộ dân ở xóm Khi đã thực hiện dồn điền đổi thửa, phát triển vùng chuyên canh trồng bí đỏ, mướp đắng với diện tích lớn từ 1 ha - 4 ha, mang lại thu nhập cao cho người dân. Để khích lệ nhân dân chuyển đổi cây trồng, hàng năm xã đều tổ chức đánh giá kết quả KT – XH và kịp thời động viên, khen thưởng các hộ tiên phong, nhờ đó mô hình hiện đang tiếp tục được nhân rộng gắn với việc dồn điển đổi thửa để xây dựng những cánh đồng mẫu lớn.

 

Ngoài ra, để thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân, Tân Lập đã tận dụng các nguồn vốn đầu tư, chương trình dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong 3 năm triển khai chương trình, xã đã lồng ghép các nguồn vốn của chương trình giảm nghèo, dự án Pisat làm tiền đề thực hiện tiêu chí về giao thông, thủy lợi với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 3 tỷ đồng làm1,2 km mương bai nội đồng, 1,2 km đường giao thông nông thôn, góp phần nâng trục đường nông thôn được cứng hóa 5,1 km, đạt 50%; nâng hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu dân sinh đạt 50%. Ngoài sự đầu tư của Đảng, Nhà nước, người dân Tân Lập cũng đã tích cực ủng hộ ngày công lao động và cát, đá, sỏi để làm đường.

 

Cùng với phát triển kinh tế, xây dựng NTM trong đời sống văn hóa, Tân Lập đã tích cực hưởng ứng CVĐ “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hàng năm, 100% hộ, KDC đăng ký gia đình văn hóa, KDC văn hóa. Đặc biệt, Tân Lập chú trọng vận động nhân dân gìn giữ nét đẹp truyền thống trong việc cưới, việc tang, tuy nhiên cũng lựa chọn gìn giữ những giá trị văn hóa tiên tiến, mạnh dạn lọc bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu như việc cưới không ăn uống lãng phí, hạn chế rượu chè và không tụ tập quá 10 h đêm. Tất cả những quy định này đều được cụ thể hóa trong quy ước, hương ươc của KDC do người dân trực tiếp xây dựng và tự nguyện thực hiện.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, sau 3 năm triển khai, Tân Lập cũng gặp phải nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Đồng chí Bùi Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập chia sẻ: Để xây dựng NTM, Tân Lập đã vận dụng chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tuy nhiên, thực tế là có nhiều tiêu chí nếu như chỉ dựa vào nhân dân mà không có sự đầu tư của Nhà nước thì không thể thực hiện được. Năm 2014, Tân Lập phấn đầu tiêu chí về giao thông, thủy lợi, môi trường và trường học. Hiện nay các tiêu chí này mới chỉ đạt 50%, tuy nhiên, xã chỉ có thể huy động sức dân, bỏ ngày công, cát, sỏi chứ không thể huy động họ bỏ tiền mặt để làm đường hay xây trường được. Vì vậy, rất mong có sự đầu tư nguồn vốn một cách phù hợp để Tân Lập có thể đạt được các tiêu chí này và cán đích trong năm 2015.

 

                                                            

 

                                                              Phương Linh

 

Các tin khác

Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hủa Phăn thăm quan thực tế KCN Lương Sơn.
Công nhân Công ty TNHH Sankoh Việt Nam – Chi nhánh huyện Lạc Sơn không ngừng nâng cao tay nghề, đảm bảo chất lượng sản phẩm linh kiện điện tử.
Hệ thống kênh mương của xã Tu Lý (Đà Bắc) được đầu tư xây dựng  kiên cố phục vụ sản xuất.
ĐV-TN huyện Lạc Thuỷ tham gia làm đường giao thông nông thôn tại xã Lạc Long.

Cây cầu của lòng dân

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy vào một ngày đầu năm. Hơn 1 năm trước, người dân nơi đây còn phải gồng mình đi qua cây cầu cũ nát đầy mối nguy hiểm với bao hiểm nguy rình rập. Từ ngày cây cầu do nhân dân đóng góp được hoàn thành đã nối đôi bờ vui. Người dân thôn Vai giờ ai ai cũng thấy vui và chung tay bảo vệ, gìn giữ cây cầu.

Thành phố Hoà Bình cần phát huy nội lực kết hợp các nguồn lực để xây dựng NTM bền vững

(HBĐT) - Sáng 27/3, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại TPHB. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các Sở NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính; lãnh đạo TP Hoà Bình và 2 xã điểm Yên Mông, Dân Chủ.

Nữ Bí thư Đảng uỷ gương mẫu, làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Ánh Ngọc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Lạc Long (huyện Lạc Thủy) được người dân tin yêu, quý mến không chỉ là vị nữ lãnh đạo của xã nhiều năm, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và còn bởi sự nhiệt tình, chất phác, gương mẫu trong công việc, đời sống.

Giá trị sản xuất công nghiệp quý I ước đạt 3.917 tỷ đồng

(HBĐT) - Tính đến hết quý I, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 3.917 tỷ đồng, tăng 16,67% so với cùng kỳ, thực hiện 22,11% kế hoạch năm.

Khai trương Công ty CP Du lịch An Thịnh

(HBĐT) - Sáng 26/3, tại Hà Nội, Công ty CP BĐS An Thịnh - Hoà Bình đã tổ chức lễ khai trương Công ty CP Du lịch An Thịnh. Tới dự có Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu, Chủ tịch danh dự dòng họ Vũ - Võ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Dân vận T.Ư, Tổng Cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch lữ hành; lãnh đạo Sở VH-TT&DL; các nhà quản lý, các nhà khoa học lịch sử, nhà nghiên cứu về văn hóa học, xã hội học; các nghệ sỹ nổi tiếng, đông đảo đối tác của Công ty CP BĐS An Thịnh - Hoà Bình.

Hội thảo dự án vận hành, bảo trì cơ sở hạ tầng các xã 135

(HBĐT) - Ngày 25/3, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) đã tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Thí điểm vận hành bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135”. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành cùng cán bộ dự án thuộc 3 huyện Kim Bôi, Lạc Sơn và huyện Kỳ Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục