Đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.

Đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.

(HBĐT) - Ngày 17/4, tại Hà Nội, đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) về hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung cho các sản phẩm hàng hóa nông sản tiêu biểu của tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Công thương, NN & PTNT, UBND huyện Cao Phong.

 

Hapro là Tổng Công ty Nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, phát triển thương mại nội địa, đầu tư và phát triển hạ tầng thương mại với nhiều ngành hàng về thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm phân phối, bán lẻ. Tổng công ty hiện đang phát triển hệ thống với trên 40 đầu mối cung ứng, có vị trí nòng cốt trong triển khai thực hiện các chương trình bình ổn giá, “kích cầu” tiêu dùng, đưa hàng về nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 

Đoàn công tác tỉnh ta và lãnh đạo Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã cùng nhau trao đổi về mong muốn hợp tác hai bên nhằm xây dựng nguồn hàng hóa đảm bảo chất lượng, ổn định, bền vững cho xuất khẩu và bán lẻ trong nước, cung cấp nguồn hàng trong hệ thống trung tâm thương mại Hapro Shopping Centre, chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart và các cửa hàng chuyên doanh bán lẻ của Tổng Công ty. Đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu thêm về thế mạnh ngành hàng đặc trưng của tỉnh, ngoài sản phẩm cam, mía còn có chè Shan tuyết, các loại rau, củ, quả sạch, cá dầm xanh, gỗ chế biến… có thể đưa vào chuỗi siêu thị, cửa hàng của Tổng Công ty và nguồn hàng cho xuất khẩu. Đồng thời, mong muốn có sự hợp tác toàn diện, góp phần xây dựng và mở rộng thị trường cho các mặt hàng nông sản địa phương.      

           

Cũng trong buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở NN & PTNT tỉnh làm đơn vị đầu mối phối hợp, hướng dẫn và hỗ trợ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp trong tỉnh. Trong thời gian tới, đoàn công tác Tổng Công ty sẽ có chuyến thăm, tìm hiểu thị trường, tình hình sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của tỉnh và nắm bắt thực tế khả năng cung ứng cho thị trường Hà Nội, bàn bạc về việc kết nối giữa doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh với Tổng Công ty.

 

 

                                                                                      P.V

 

Các tin khác

Người lao động tìm kiếm thông tin việc làm, học nghề tại Sàn giao dịch huyện Cao Phong  năm 2014.
Mô hình trồng cây lặc lày hữu cơ của bà Bùi Thị Nguyệt, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn).
Với việc đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa, người dân xã Lạc Lương (Yên Thủy) đã tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa giá trị cao.
Dự án may của Công ty GGS tại KCN bờ trái sông Đà (TPHB) đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Tăng cường chỉ đạo thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM

(HBĐT) - Là huyện có địa bàn rộng, đông dân cư nhưng Lạc Sơn từng bước vận hành có hiệu quả đề án xây dựng NTM giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020. Để chương trình xây dựng NTM này đạt được chất lượng, huyện đã có những văn bản chỉ đạo, huy động được sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Trăn trở hướng thoát nghèo

(HBĐT) - Tiếp chuyện chúng tôi, đồng chí Bùi Thanh Chương, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ (Kim Bôi) chia sẻ: Cuối Hạ, đất rộng, dân cư đông, kinh tế thuần nông nhưng lại khó khăn về giao thông, thủy lợi. Vì thiếu nước, đất đai bị cày sới do khai thác khoáng sản nên bà con làm ra hạt lúa, củ khoai, trồng rau, nuôi con cá... rất khó khăn. Khi thành phẩm, những mặt hàng nông sản này lại bị tư thương ép giá (nguyên nhân là đường đi khó khăn). Vì vậy, năm 2013, thu nhập bình quân chỉ đạt 8,5 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo còn 39,5%.

Trên 63 tỷ đồng hỗ trợ vùng nông thôn giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Triển khai hợp phần ngân sách phát triển xã trong khuôn khổ Dự án giảm nghèo giai đoạn II, có 1.144 tiểu dự án sẽ được thực hiện trong năm 2014 với tổng mức đầu tư trên 63 tỷ đồng phân bổ tại 5 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc.

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác công thương quý II

(HBĐT) - Sở Công thương vừa tổ chức hội nghị giao ban đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai công tác trọng tâm quý II.

Quy hoạch lại sản xuất để xóa đói, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Tân Thành là xã ĐBKK của huyện Lương Sơn, địa hình chủ yếu là đồi núi đá với diện tích đất nông lâm nghiệp là 644,95 ha, trong đó đất cấy lúa 274,339 ha, đất trồng rừng 321,071 ha, đất trồng màu 49,54 ha còn lại là núi đá vôi, đồi trọc. Xã có 1.605 hộ với 6.051 khẩu sinh sống ở 11 xóm.

Phát huy nội lực của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Tính đến đầu năm 2014, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã hoàn thành được 12 tiêu chí về xây dựng NTM. Trong đó có nhiều tiêu chí quan trọng như: văn hóa, nhà ở, tỷ lệ hộ nghèo, y tế, hệ thống chính trị, an ninh trật tự, giáo dục, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục