Đường vào xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) được đầu tư nâng cấp, góp phần tạo thuận lợi cho nhân dân trong phát triển KT-XH.

Đường vào xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) được đầu tư nâng cấp, góp phần tạo thuận lợi cho nhân dân trong phát triển KT-XH.

(HBĐT) - Nam Sơn là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc, địa hình đồi, núi cao, chia cắt, đường giao thông đến 7 xóm chưa được bê tông hoàn thiện, làm hạn chế đến sự phát triển KT-XH. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 45%. Xuất phát điểm thấp nên việc xây dựng nông thôn mới gặp không ít khó khăn.

 

Theo Chủ tịch UBND xã Bùi Thanh Truyền, một trong những lực cản lớn nhất lại nằm ở chính chủ thể của quá trình xây dựng NTM. Nhận thức của nhân dân về chương trình này chưa đầy đủ, thậm chí nhiều người còn mơ hồ rằng đây là một dự án Nhà nước rót về. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại đã làm cho việc phát huy nội lực chưa mạnh mẽ. Cá biệt, còn có bộ phận người dân hay uống rượu say, bỏ bê công việc đảng viên chưa thực sự gương mẫu trước quần chúng.

 

Xác định được những lực cản đó, xã tập trung vào công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu, xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhân dân là trung tâm. Cùng với đó, xã chỉ đạo, vận động nhân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị, kết hợp áp dụng các tiến bộ KHKT. Các cây trồng chủ lực như ngô, su su, quýt... đạt và vượt kế hoạch huyện giao. Đến nay, xã phát triển được 210 ha ngô, năng suất đạt 40 tạ/ha; 6,5 ha rau su su lấy ngọn, năng suất đạt 590 tạ/ha; 35 ha quýt (20 ha đã cho thu hoạch)... Nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu như gia đình ông Hà Văn Hưng, xóm Bái trồng trên 600 cây quýt, cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Trong chăn nuôi, ngoài phương pháp nuôi truyền thống đã xuất hiện mô hình nuôi nhốt gia súc theo hướng vỗ béo. Điển hình như tại xóm Trong có 31 hộ, nuôi nhốt trâu bò, cho ăn cỏ trồng và tinh bột, đem lại giá trị kinh tế cao.

 

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, năm 2013, xã đã được đầu tư xây dựng 5 phòng chức năng của trạm y tế và tuyến đường Nam Sơn - Thanh Hóa, mở ra cơ hội giao thương hàng hóa cho cả vùng. Chương trình 135 đã duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông, trường học, kênh mương tưới tiêu với số tiền 90 triệu đồng. Sức dân cũng từng bước được khơi dậy bằng những việc làm cụ thể như đổ bê tông sân trường tiểu học, diện tích 600 m2, trị giá ngày công 15 triệu đồng; huy động 928,3 ngày công làm giao thông, thủy lợi; nhân dân sẵn sàng hiến đất để làm các công trình phúc lợi xã hội...

 

Mặc dù là xã vùng cao lại không phải xã điểm nhưng Nam Sơn đang từng bước nỗ lực xây dựng NTM. Hiện nay, xã đạt 6 tiêu chí gồm: ANTT, điện, quy hoạch và thực hiện quy hoạch, hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh, thủy lợi và cơ cấu lao động. Số tiêu chí đạt được chưa phải là nhiều nhưng với sức mạnh của một Đảng bộ TSVM tiêu biểu nhiều năm liền, Nam Sơn sẽ tiếp tục kiên trì vươn lên thực hiện các tiêu chí còn lại. Trong năm 2014, xã tập trung vào tiêu chí về cơ sở hạ tầng và nâng cao thu nhập cho người dân. Xã có định hướng mở rộng diện tích cây quýt hàng hóa lên 60 ha, chuyển những diện tích trồng màu kém hiệu quả sang trồng quýt, phấn đấu xây dựng thương hiệu quýt Nam Sơn.

 

 

 

                                                                                    Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác

HTX Dệt thổ cẩm truyền thống và du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, huyện Yên Thủy kiểm tra thực tế tại tuyến đường xóm Bảo Yên, xã Bảo Hiệu.

Tập huấn công đoàn ngành công thương

(HBĐT) - Sáng ngày 17/4, công đoàn ngành Công thương đã khai mạc lớp tập huấn cán bộ công đoàn năm 2014. Tham dự có các đồng chí Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp thuộc ngành; Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp; các đồng chí phụ trách công tác kiểm tra, công tác nữ công công đoàn.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Tổng Công ty Thương mại Hà Nội

(HBĐT) - Ngày 17/4, tại Hà Nội, đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) về hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung cho các sản phẩm hàng hóa nông sản tiêu biểu của tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Công thương, NN & PTNT, UBND huyện Cao Phong.

450 người tham gia Sàn giao dịch việc làm huyện Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 18/4, tại xã Dũng Phong, Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐ- TB&XH) phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức Sàn giao dịch việc làm năm 2014.

Xây dựng thương hiệu lặc lày Lương Sơn

(HBĐT) - Đến thăm mô hình trồng cây lặc lày hữu cơ của bà Bùi Thị Nguyệt, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn), chúng tôi được chứng kiến cách ươm trồng cây lặc lày khi mới nảy mầm. Vừa xới đất để ươm cây, bà vừa cho biết: Trồng lặc lày có giá trị kinh tế cao hơn gấp 4 - 5 lần so với cây lúa, song giá cả lại bấp bênh, đầu ra không ổn định. Vào đầu mùa, lặc lày thu hoạch có thể bán được 20.000 đồng/kg nhưng giữa mùa có khi xuống 1.000 đồng/kg. Sự bấp bênh của giá cả khiến các hộ dân trồng cây lặc lày hữu cơ nơi đây lo lắng. Chính vì thế, khi có chủ trương xây dựng thương hiệu riêng cho quả lặc lày, nhiều hộ dân đã thể hiện sự đồng tình, ủng hộ, đặc biệt là những hộ dân trồng loại cây này.

Yên Thủy nhân rộng dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 14/4, UBND huyện Yên Thủy đã tổ chức hội nghị nhân rộng dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT) đất sản xuất nông nghiệp năm 2014.

Hiệu quả xúc tiến đầu tư “tại chỗ”

(HBĐT) - Năm 2013, kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, công tác thu hút đầu tư tại các KCN của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến khả quan. Tỉnh tiếp nhận các dự án hàng triệu USD, như dự án 20 triệu USD sản xuất máy ảnh dùng cho điện thoại HNT, dự án may GGS. Nhiều dự án đi được cấp phép, sau quá trình triển khai bảo đảm tiến độ và đi vào hoạt động như dự án may mặc Esquel 25 triệu USD, dự án Nissin sản xuất linh kiện xe máy, ô tô 75 triệu USD...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục