Mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình kỹ thuật của Hàn Quốc đã mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Yên Lạc nói riêng và sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy nói chung.

Mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình kỹ thuật của Hàn Quốc đã mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Yên Lạc nói riêng và sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy nói chung.

(HBĐT) - Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng triển khai kế hoạch dồn điền - đổi thửa, tích cực thực hiện các mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ KH-KT... Đó là những giải pháp chính quyền và nhân dân huyện Yên Thủy mạnh dạn triển khai nhằm tạo bước đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên canh và giá trị gia tăng bền vững.

 

Từ tháng 8/2013, UBND huyện Yên Thủy phối hợp thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất rau” do Liên hiệp Cộng đồng nông thôn Hàn Quốc tài trợ. Dự án có 6 hoạt động chính gồm: Xây dựng các ruộng mô hình sản xuất rau, gửi chuyên gia sang công tác tại Việt Nam, chương trình đào tạo tại Hàn Quốc, chương trình đào tạo tại địa phương, cải tiến hệ thống phân phối rau, đầu tư hạ tầng và trang thiết bị phục vụ sản xuất (sau này sẽ bàn giao cho địa phương quản lý). Trong năm đầu tiên thực hiện, mô hình sản xuất rau (gồm 5 loại: hành, củ cải, khoai tây, ớt, cải thảo được trồng theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn thực phẩm của Hàn Quốc) được triển khai với diện tích 1 ha, thu hút 15 hộ nông dân xóm Chóng (xã Yên Lạc) tham gia. Đến nay, cây trồng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường. Thành công bước đầu của dự án đã góp phần tích cực làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của người nông dân, từng bước hình thành các nhóm hộ, tổ hợp tác để tăng cường liên kết sản xuất, đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người sản xuất. Kết quả này cũng cho thấy tính khả thi của việc đưa giống rau mới của Hàn Quốc vào sản xuất trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, hứa hẹn mở ra cơ hội mới cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.

 

Song song với nỗ lực tìm kiếm cơ hội mới cho sản xuất nông nghiệp, UBND huyện Yên Thủy đã chỉ đạo các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cụ thể, từ nay đến năm 2015, huyện dự kiến sẽ nâng diện tích trồng ngô lên khoảng 2.500 ha, tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày khoảng trên 3.800 ha, tăng diện tích cây có củ lấy bột khoảng trên 2.200 ha, tăng diện tích cây ăn quả khoảng 700 ha, đặc biệt sẽ phát triển mạnh nhóm cây thực phẩm với chủ lực là bí xanh, bí đỏ và rau đậu các loại bởi đây là nhóm cây có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây trồng truyền thống. Nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Yên Thủy chú trọng triển khai kế hoạch dồn điền, đổi thửa, từng bước khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.  

 

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Năm nay, huyện tiếp tục đặt mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả, bền vững, an toàn. Giải pháp trọng tâm là đưa các giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng trọt có giá trị kinh tế cao; ứng dụng tiến bộ KH-KT và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tăng cường chuyển giao các biện pháp kỹ thuật canh tác, thâm canh; đẩy mạnh đầu tư thâm canh và nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường kết nối thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp... Với những giải pháp cụ thể, huyện phấn đấu xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên canh bền vững trên cơ sở thực hiện thành công quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển đổi diện tích các loại cây trồng năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm để tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Đó là định hướng xuyên suốt của huyện nhằm tạo bước đột phá xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và phát triển bền vững góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông nghiệp - nông thôn của địa phương.

 

 

                                                                               Thu Trang

 

Các tin khác

Tuyến đường xóm Yên Hoà 1, xã Yên Mông (TPHB) được mở rộng theo tiêu chuẩn NTM đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Hoạt động sản xuất của Công ty Xi măng Vĩnh Sơn (KCN Nam Lương Sơn) từng bước ổn định, giải quyết việc làm cho 305 lao động, với thu nhập bình quân hơn 3 triệu đồng/người/tháng.
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tìm hiểu hoạt động quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn thị trấn huyện Lương Sơn. Ảnh: Đ.P
Đường Phạm Hùng ùn ứ kéo dài từ bến xe Mỹ Đình đến đường Khuất Duy Tiến. Ảnh: Internet

Bàn giao công trình thanh niên cấp huyện

(HBĐT) - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Lạc Thủy vừa phối hợp với Liên Đoàn lao động huyện tổ chức cắt băng khánh thành và bàn giao công trình đường bê tông nông thôn – Công trình thanh niên cấp huyện năm 2014 tại thôn Cui, xã Hưng Thi.

Gỡ "vướng" trong xây dựng NTM ở xã Tân Phong

(HBĐT) - Là một xã thuần nông không phải là xã điểm xây dựng NTM của tỉnh, huyện nhưng đến nay, xã Tân Phong (Cao Phong) hoàn thành được 13 tiêu chí xây dựng NTM. Đó là nỗ lực lớn của Đảng ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trong xã.

Quyết liệt thực hiện các biện pháp xử lý nợ đọng thuế

(HBĐT) - Năm 2013, Chi cục Thuế huyện Lương Sơn thực hiện thu NSNN đạt 86 tỷ đồng, chỉ bằng 82% dự toán được giao. Các khoản thu quan trọng đều đạt thấp do tình hình SX-KD của các DN trên địa bàn huyện gặp khó khăn, vấn đề thu thuế sử dụng đất dù nhiều nỗ lực vẫn không hoàn thành dự toán. Để đảm bảo thực hiện đạt và vượt kế hoạch thu NSNN năm 2014 đã được tỉnh, huyện giao, Chi cục Thuế huyện Lương Sơn đang tích cực áp dụng các biện pháp, tập trung vào 2 chỉ tiêu thu lớn là thu từ đất và thu từ DN ngoài quốc doanh.

Thông điệp mới từ chỉ số CPI thấp trong quý I-2014

Bức tranh kinh tế quý I-2014 đã ghi nhận những động thái mới, với nhiều mầu sắc, trong đó nổi lên những điểm nhấn đáng chú ý về sự gia tăng khá tích cực tốc độ tăng trưởng GDP; trong khi chỉ số CPI và đầu tư từ ngân sách nhà nước thấp.

Trên 2,2 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa được phân bổ nguồn vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã, xóm ĐBKK thuộc Chương trình 135 với tổng kinh phí 2,250 tỉ đồng.

Huyện Mai Châu: Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng 47,9% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Huyện Mai Châu hiện có 606 cơ sở sản xuất CN-TTCN gồm: 20 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, 25 cơ sở chế biến lâm sản, 111 cơ sở chế biến bảo quản lương thực, 20 cơ sở dệt may... giải quyết việc làm tại chỗ cho 1.969 lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục