Thâm canh tăng vụ, áp dụng KHKT vẫn hướng đi sản xuất nông nghiệp ở Hào Lý.
(HBĐT) - Hào Lý là xã thuần nông có gần 200 ha đất nông nghiệp. Nhiều năm nay, bà con chủ yếu trồng ngô và mía. Đã nhiều lần xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như nhãn, xoài, cà phê, thanh long... vào đồng đất nhưng không thành.
Yếu tố thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp so với các xã khác ở huyện Đà Bắc là địa hình ở Hào Lý tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, đồng chí Bùi Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã trăn trở: Hiện nay, khó khăn nhất trong sản xuất nông nghiệp của xã là thiếu nước để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Hầu hết từ trước đến nay, việc canh tác dựa vào thời tiết. Nhiều nguồn nước tự nhiên của xã nhỏ không đủ cung cấp nước. Vừa qua, chúng tôi khảo sát một nguồn nước cách xã chừng 6 km, nguồn này đáp ứng được phần nào diện tích của xã. Nhưng để đưa được nước về, xã phải mất vài tỷ đồng, số tiền này chỉ dựa vào dự án chứ ngân sách xã không thể kham nổi.
Khó khăn nữa của xã là cơ cấu cây trồng. Hiện chưa có cây nào làm chủ lực phát triển kinh tế. Từ nhiều năm nay, bà con trồng ngô và mía là hai cây chính. Cây ngô bà con canh tác lâu năm nên đất đai cũng đã bạc màu nên việc tăng năng suất cũng khó. Ngoài diện tích trồng ngô, Hào Lý là vùng nguyên liệu cho Công ty CP mía đường Hòa Bình. Bà con thường hợp đồng trồng mía với Công ty. Nhưng do trồng nhiều đất bị bạc màu, năng suất, chất lượng thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Mấy năm trước, bà con trong xã cũng đã trồng thử 4 ha cà phê nhưng khi có quả, cà phê không có nhân, một số giống xoài, nhãn ra hoa gặp nhiều sương mù nên rụng hết hoa. Gần đây, cây thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao ở một số xã thuộc huyện Kỳ Sơn, bà con đưa về trồng nhưng không đạt hiệu quả. Đồng chí Đinh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Nhiều lúc chúng tôi tính đến việc đưa cây ăn quả vào trồng như ở Cao Phong, Tân Lạc nhưng do điều kiện kinh tế còn khó khăn, tập quán canh tác của bà con, giao thông đi lại không thuận lợi nên cũng khó thành công. Tuy nhiên, cũng có hộ gia đình đưa cây bưởi Diễn vào trồng thành công như gia đình bà Chu Thị Hòa trồng 2 ha bưởi. Bà Hòa cho biết: Năm vừa qua, gia đình tôi thu nhập từ cây bưởi được 200 triệu đồng. Giá tại vườn 10.000 đồng /quả. So với các cây ăn quả khác, thu nhập không cao nhưng trồng nhàn hơn vì điều kiện chăm sóc không khắt khe. Từ gia đình bà Hòa, một số hộ ở Hào Lý chuyển đổi trồng bưởi nhưng mang tính nhỏ lẻ.
Đồng chí Đinh Thanh Xuân, cho biết thêm: Từ đầu năm nay có một doanh nghiệp ký hợp đồng trồng thử nghiệm 3 ha cây sả lấy tinh dầu và 7.000 gốc dứa lấy sợi. Cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu nguồn tiêu thụ ổn định, đây có thể là cây chủ lực của xã trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đến giờ chưa thể khẳng định được. Do vậy, trước mắt chúng tôi xác định áp dụng KH -KT vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho bà con phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo.
Giữa tháng 5 vừa qua, máy biến áp (MBA) 500kV-900MVA (AT1) của Trạm biến áp (TBA) 500kV Hiệp Hòa bị sự cố pha A tách ra khỏi vận hành. Sau đó, ngày 21-5, MBA AT2 của TBA Hiệp Hòa bị sự cố pha B phải tách ra khỏi vận hành. Ngay sau khi xảy ra sự cố, để bảo đảm cung cấp điện cho Thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN NPT) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nỗ lực khẩn trương, tập trung lực lượng và thiết bị, khắc phục sự cố, bảo đảm hệ thống điện cao áp 220-500kV hoạt động ổn định, an toàn.
Theo thống kê, lượng giao dịch trên Mobile đang tăng lên với một tốc độ đáng kinh ngạc và khách hàng đang dần chuyển từ giao dịch trên Internet sang giao dịch trên điện thoại di động.
(HBĐT) - Dự án KFW 7 - cơ hội để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ở huyện Lạc Sơn Dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là KFW7) đi vào hoạt động từ năm 2007. Theo thiết kế, dự án và hiệp định ký kết giữa nhà tài trợ Đức và Chính phủ Việt Nam với mục tiêu dài hạn là “Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng và quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học”. Là huyện được tham gia dự án, Lạc Sơn đã tập trung triển khai có hiệu quả công tác trồng rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, Đảng bộ xã Đông Bắc (Kim Bôi) luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Nhờ đó, nhiều năm liền, Đảng bộ xã đạt TS-VM.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Yên Thủy đã cấp được gần 90.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, với tổng diện tích đo đạc địa chính chính quy là gần 12.000 ha, đạt 72,91% tổng diện tích đo vẽ đạt gần 96% diện tích cần cấp giấy chứng nhận.
(HBĐT) - Vụ xuân năm 2014, huyện Lương Sơn đã dành hơn 700 triệu đồng hỗ trợ giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao nhằm giảm bớt một phần đầu tư của nông dân vừa tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống trong nông nghiệp.