Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

(HBĐT) - Ngày 29/6, BQL Dự án AFAP huyện Đà Bắc đã tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động năm thứ 3 thực hiện dự án trên địa bàn huyện. Dự án do quỹ Ôxtraylia vì Nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) tài trợ cho huyện Đà Bắc bình quân mỗi năm khoảng 1,5 tỷ đồng.

 

Trong 3 năm, Dự án tập trung triển khai thí điểm tại 3 xã Toàn Sơn, Tiền Phong và Hiền Lương. Dự án được AFAP Việt Nam và UBND huyện Đà Bắc phối hợp thực hiện nhằm nâng cao năng lực cho các nhóm dân tộc thiểu số và an ninh lương thực. Trong đó có 3 nhóm chính, bao gồm: tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho các nhóm dân tộc thiểu số, nhóm dễ bị tổn thương; thúc đẩy việc áp dụng các mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu với đầu tư thấp thông qua phát huy các kinh nghiệp, kiến thức và điều kiện địa phương, gắn với thị trường; cải thiện hiệu quả dịch vụ công và chương trình cho người nghèo thông qua việc tăng cường năng lực giám sát xã hội. Qua 3 năm thực hiện, dự án đã tập huấn cho các giáo viên, tổng phụ trách Đội tại 32 trường THCS và PTCS cùng các chi đoàn tại 26 xóm thuộc 3 xã dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu, duy trì và rộng nhiều mô hình nuôi cá lồng, chăn nuôi lợn bản địa, dê, nuôi ong và làm chổi chít, du lịch cộng đồng…

 

Theo đại diện BQL dự án AFAP huyện Đà Bắc, việc triển khai các dự án góp phần nâng cao kiến thức cho người dân tộc thiểu số về an ninh lương thực, về sinh kế bền vững cũng như giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và thân thiện với môi trường; giảm sự phụ thuộc của các hộ nông dân nghèo từ nhóm dân tộc và dân tộc thiểu số về nguồn lực bên ngoài; phát triển các mô hình sinh thái thân thiện với chi phí đầu vào thấp. Đồng thời, tăng cường năng lực tập thể và sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Dự kiến ngoài 3 xã đã thực hiện dự án, trong giai đoạn tới, Dự án AFAP huyện Đà Bắc định hướng mở rộng vùng hoạt động tại thị trấn Đà Bắc. 

 

                                                                                   HT

 

Các tin khác

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình ông Quách Đình Thung, thôn Sào, xã Hạ Bì (Kim Bôi) đầu tư nuôi trâu từng bước thoát nghèo.
Người dân xóm Trại Hòa, xã Hợp Hòa (Lương Sơn) mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong quá trình xây dựng NTM.
Người dân xã Tú Sơn (Kim Bôi) ngoài phát triển kinh tế còn thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ nâng cao đời sống tinh thần.
Đảng ủy xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) họp đánh giá kết quả công tác,  triển khai nhiệm vụ những tháng tiếp theo.

Lạc Sơn xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung

(HBĐT) - Những năm qua, kinh tế của huyện Lạc Sơn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong khi đó, ngành nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi và trồng trọt của huyện nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp là chính. Chưa có cây, con chủ lực. Vậy huyện Lạc Sơn phải làm gì để trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo Nghị quyết HĐND huyện đề ra?

Toàn tỉnh đã cấy 590 ha lúa vụ mùa

(HBĐT) - Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa vụ chiêm xuân với 15.730 ha, đạt 95% tổng diện tích. Diện tích một số loại cây màu như ngô, lạc, khoai lang… đang bắt đầu bước vào thu hoạch đạt trên 1.100 ha.

Khởi công xây dựng công trình Hệ thống thủy điện nhỏ “STREAM” tại xóm Thung Vòng

(HBĐT) - Ngày 27/6, Sở Công thương phối hợp với công ty TNHH quốc tế Seabell – Nhật Bản, công ty CP thiết bị cơ điện & xây dựng tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình Hệ thống thủy điện nhỏ “STREAM” tại xóm Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc). Dự lễ khởi công có đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Sở TN & MT, UBND huyện Tân Lạc, UBND xã và các hộ dân thuộc địa bàn hưởng lợi.

Đẩy mạnh phát triển CN - TTCN

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Yên Thủy hiện có 7 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn có 504 hộ cá thể hoạt động ngành nghề TTCN. Giá trị sản xuất CN-TTCN 4 tháng đầu năm toàn huyện đạt 230 tỷ đồng, tăng 162,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo

(HBĐT) - Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, các ngành tích cực phối hợp triển khai thực hiện. Hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng KT-XH khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo từng bước ổn định. Đến nay, trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn hộ đói, năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo 21,73%, tương ứng với 43.263 hộ nghèo, đến cuối năm 2013 còn 18,7%, tương ứng với 38.043 hộ nghèo, giảm 3,03% so với năm 2012.

Tập trung các nguồn lực tạo việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm- An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH) khẳng định: Trong những tháng đầu năm, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc. Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, một số doanh nghiệp đã hoạt động trở lại và có nhu cầu tuyển dụng lao động. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài cũng tiếp tục tăng lên. Một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục