Người dân xóm Điêng, xã Tiền Phong (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Người dân xóm Điêng, xã Tiền Phong (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình đang là hướng đi mới của xã Tiền Phong (Đà Bắc) trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp người dân XĐ -GN bền vững. Trong tổng số 13 xóm, Tiền Phong có tới 7 xóm nằm ven hồ Hòa Bình. Từ năm 2012 đến nay, bình quân mỗi năm, nhân dân trong xã duy trì từ 300 - 350 lồng cá.

 

Xã Tiền Phong có tổng diện tích hơn 6.300 ha, chủ yếu là đất đồi rừng thuộc khu vực phòng hộ xung yếu. Là xã nằm trong vùng chuyển dân để thực hiện dự án xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình nên Tiền Phong có xuất phát điểm về kinh tế thấp, hạ tầng kinh tế gần như phải làm lại từ đầu. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, nhiều công trình phúc lợi, hạ tầng cơ sở từng bước được đầu tư. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 3 xóm chưa có đường ô tô đến trung tâm xóm, các tuyến đường còn lại hầu hết là cấp phối hoặc đường đất.

 

Xã hiện có trên 550 hộ dân, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ. Diện tích lúa gieo cấy cả năm khoảng 41 ha. Để đảm bảo lương thực tại chỗ, xã đã khuyến khích người dân phát triển trồng ngô, sắn với hơn 332 ha ngô, 260 ha sắn. Do giao thông khó khăn, địa hình các xóm chia cắt nên sản phẩm ngô, sắn không tiêu thụ được hoặc bị tư thương ép giá, dẫn đến thu nhập không được cao. Theo thống kê của UBND xã, tính đến hết tháng 6, toàn xã có khoảng 46% hộ nghèo, 43% hộ cận nghèo.

 

Từ thực trạng trên, XĐ-GN cho nhân dân là bài toán ưu tiên hàng đầu của cấp ủy, chính quyền xã Tiền Phong. Một trong những giải pháp được xã lựa chọn là phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Tận dụng lợi thế về diện tích mặt hồ, xã khuyến khích người dân mở rộng nghề nuôi trồng, đánh bắt, khai thác tôm, cá tự nhiên. Tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, ngành, xã đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nghề nuôi cá lồng.

 

Trước năm 2010, do chưa có kinh nghiệm nên việc phát triển nghề nuôi cá lồng của xã ít được người dân quan tâm vì mức đầu tư nhiều, trong khi đó, một số giống cá đưa vào nuôi thử nghiệm đều bị bệnh và không phù hợp nên sản lượng thấp, đầu ra không ổn định. Sau khi học tập kinh nghiệm ở các xã bạn, cộng với được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng, các hộ dân đã chú ý đầu tư làm lồng đúng cách, lựa chọn loại cá trắm cỏ để nuôi lâu dài. Đây là loại cá dễ nuôi và chăm sóc, ít bị bệnh, sản lượng cao, giá ổn định... Từ một vài mô hình điểm, đến nay, các xóm ven hồ đã phát triển được khoảng 350 lồng cá. Nhiều hộ dân các xóm ở trung tâm xã như Điêng, Tuýp đầu tư từ 3 - 5 lồng nuôi cá. Theo lãnh đạo xã, bình quân mỗi năm thu 1 vụ cá, chăm sóc tốt có thể thu được 2 vụ. Tùy theo lồng to, nhỏ, mỗi vụ thu được từ 3 - 5 tạ cá thương phẩm /lồng. Với giá bán như hiện nay từ 65.000 - 70.000 đồng /kg, trừ chi phí, người dân có thể thu từ 20 - 30 triệu đồng /lồng/vụ. So sánh giá trị kinh tế với trồng ngô, sắn, hiệu quả của việc nuôi cá lồng cao gấp 2 lần.

 

Với lợi ích kinh tế từ phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền xã Tiền Phong đưa ra kế hoạch tăng số lồng cá nuôi trên hồ lên 15% mỗi năm, triển khai nuôi thử nghiệm một số giống cá đặc sản như chiên, lăng chấm, hồi... Phương thức nuôi cũng có sự thay đổi từ quảng canh sang hướng thâm canh, bán thâm canh, chú trọng nuôi bền vững, thân thiện với môi trường.

 

Là xã đặc biệt khó khăn, từ việc linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cấp ủy, chính quyền xã Tiền Phong đã từng bước tìm được lời giải cho bài toán XĐ -GN theo hướng bền vững. Năm 2013, thu nhập bình quân của xã đạt 10, 5 triệu đồng/người/ năm. Năm 2014, xã phấn đấu đạt 12 triệu đồng/người/năm.

 

 

                                                                        Ngọc Vinh

 

 

 

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục