Bí xanh hiện đang là một trong những cây trồng chủ lực của huyện với tổng diện tích hơn 500 ha. Ảnh: T.L

Bí xanh hiện đang là một trong những cây trồng chủ lực của huyện với tổng diện tích hơn 500 ha. Ảnh: T.L

(HBĐT) - Yên Thủy hiện đang dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện dồn điền - đổi thửa với diện tích ước thực hiện đến tháng 9 khoảng trên 460 ha tại 5 xã. Cùng với đó là phát triển các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như: mía, bí xanh, dưa bở, bưởi da xanh... đang tạo nên sự khởi sắc ấn tượng của bức tranh ngành nông nghiệp.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Huyên, Trưởng phòng NN &PTNT huyện cho biết: Dồn điền - đổi thửa là một chủ trương, hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Do đó, từ tháng 5/2013, huyện đã ban hành kế hoạch và trích ngân sách để hỗ trợ thực hiện thí điểm tại 2 xã Yên Trị và Ngọc Lương. Đến nay, 13 xóm của 5 xã đã hoàn thành dồn điền - đổi thửa được hơn 460 ha. Thực tế việc làm này đã khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Theo số liệu thống kê, việc dồn đổi sẽ giúp giảm chi phí sản xuất khoảng 3 triệu đồng /ha, tăng năng suất cây trồng khoảng 3 tạ /ha, từ đó giúp thu nhập của bà con tăng khoảng 3 - 4 triệu đồng /ha. Trước hiệu quả rõ nét đó, huyện chủ trương năm 2015 sẽ hoàn thành dồn điền - đổi thửa trên toàn bộ địa bàn xã Ngọc Lương và tiếp tục nhân rộng ra các xã khác trên toàn huyện. Từ việc dồn điền - đổi thửa đã hình thành những cánh đồng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cơ giới hóa, KH-KT vào sản xuất. Đây cũng là điều kiện quan trọng để huyện Yên Thủy dần xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa, cây trồng tập trung.

 

Năm 2014 là năm đánh giá có nhiều bước tiến vượt bậc của ngành nông nghiệp huyện Yên Thủy, xây dựng được nhiều mô hình cây, con cho hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP trên địa bàn các xã: Bảo Hiệu, Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi với tổng diện tích 25 ha. Trong đó, UBND huyện đã quy hoạch vùng trồng; chỉ đạo kỹ thuật; hỗ trợ vật tư, kinh phí tập huấn, kinh phí kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn, thiết bị xử lý thuốc BVTV. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, cây bí xanh sinh trưởng, phát triển tốt, cho thu quả sớm, năng suất đạt 25 tấn /ha... Đầu tư thâm canh 2 vụ bí /năm sẽ cho lãi sau đầu tư khoảng 100 triệu đồng /ha. Việc triển khai thực hiện dự án trên địa bàn huyện đã từng bước làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân; là cơ sở quan trọng để quy hoạch và hình thành vùng SXHH, xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm vì hiện nay, tổng diện tích bí xanh của toàn huyện đã tới hơn 500 ha.

 

Cùng với bí xanh, những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao khác đang được Yên Thủy thực hiện quy hoạch và mở rộng diện tích như: bưởi 118 ha, dưa bở 103 ha, mía 1.500 ha, cam 33 ha, dưa hấu 56 ha, khoai sọ 16 ha, hành lá 5 ha... Ngoài ra, thành công của mô hình trình diễn sản xuất rau giống Hàn Quốc (rau cải thảo, cải củ, ớt, hành lá, khoai tây) tại xã Yên Lạc cũng giúp cho địa phương có thêm hướng đi phù hợp trong phát triển trồng trọt. Tận dụng ưu thế sẵn có, ngành nông nghiệp đã tích cực hỗ trợ, vận động nhân dân cải tạo đồi rừng tạp, trồng cây lâm nghiệp với tổng diện tích rừng trồng mới trong năm nay 540 ha; sản lượng gỗ củi khai thác hàng năm đạt trên 110.000 m3.

 

Đồng chí Trưởng phòng NN &PTNT cho biết thêm: Song song với dồn điền - đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngành nông nghiệp cũng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Địa phương đã thực hiện tốt các biện pháp phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc, dự trữ thức ăn; tiêm phòng đầy đủ, khống chế không để xảy ra dịch bệnh. Do đó, huyện đã phát triển được tổng đàn gia súc, gia cầm lên khoảng 55 vạn con, tăng 27% so với kế hoạch và tăng 53% so với cùng kỳ. Ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế là  trụ đỡ chính của nền kinh tế với tỷ trọng chiếm 40%.

 

 

 

                                                                         Dương Liễu

 

Các tin khác

Đồng chí Hoàng Văn Đức, TVTU, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS (HĐND tỉnh) phát biểu ý kiến tại buổi giám sát.
Không có hình ảnh
Nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng xóm Khoang, xã Sơn Thuỷ (Kim Bôi) được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135 trị giá 1,9 tỉ đồng vừa bàn giao, đưa vào sử dụng.
Không có hình ảnh

Xã Lạc Lương được “tiếp sức” giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Chương trình 135, Dự án giảm nghèo (DAGN) và một số chính sách đảm bảo an sinh xã hội khác đã đến với hộ đồng bào dân tộc xã Lạc Lương (Yên Thủy), không chỉ cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn mà còn “tiếp sức” để bà con thực hiện thắng lợi công cuộc giảm nghèo bền vững.

Đổi mới tư duy, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Từ một huyện nghèo, thuần nông với điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, đến nay, Yên Thủy đã có nền kinh tế phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành CN -TTCN và thương mại - dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất từ năm 2010 đến nay bình quân đạt trên 12%/năm; giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 22, 64 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,38%; đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Kết quả đó đã minh chứng cho sự đúng đắn trong mạnh dạn đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo của chính quyền địa phương.

Gian nan hành trình về đích

(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, Toàn Sơn là xã duy nhất của huyện Đà Bắc đạt tiêu chí về giao thông trong lộ trình xây dựng NTM. Với địa hình hiểm trở, chia cắt, hệ thống giao thông tuy từng bước được đầu tư nhưng còn rất khó khăn để thực hiện và đạt tiêu chí giao thông đối với các xã trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.

Huyện Lạc Sơn chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Cùng lãnh đạo Phòng LĐ -TB&XH huyện Lạc Sơn, chúng tôi đến thăm chi nhánh Công ty TNHH Sankoh Việt Nam đóng trên địa bàn xã Xuất Hóa. Hàng trăm công nhân trong dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử đang làm việc đều tay theo từng công đoạn.

Đồng Chum (Đà Bắc): Đáng tiếc cho vụ gừng đầu tiên

(HBĐT) - Vì bị nhiễm dịch bệnh nên năng suất, sản lượng sẽ bị sụt giảm khoảng 30% so với dự kiến. Đó là một thực tế rất đáng buồn đang diễn ra với cây gừng tại xã vùng cao Đồng Chum (Đà Bắc).

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc xã Hang Kia

(HBĐT) - Hạ tầng thấp kém, kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với bình quân chung của huyện, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu là bức tranh phản ánh thực trạng đời sống đồng bào dân tộc Mông, xã Hang Kia (Mai Châu) ở những năm 2009 trở về trước. 5 năm qua, Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc giúp nơi đây phát triển KT -XH, từng bước cải thiện cuộc sống hộ DTTS.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục