HTX dệt may Vọng Ngàn giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động trên địa bàn.
(HBĐT) - HTX dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn, xã Mãn Đức là một trong những địa chỉ giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn huyện Tân Lạc. Chị Bùi Thị Mai, xã viên HTX phấn khởi chia sẻ: HTX ra đời tháng 6/2008 do ông Đinh Công Sằn làm chủ nhiệm. Mới đầu, đầu ra cho sản phẩm của HTX còn gặp không ít khó khăn. Sau này, HTX tích cực mang sản phẩm tham gia nhiều hội chợ để trưng bày, quảng bá, giới thiệu như ở TPHB, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...
Nhờ vậy, sản phẩm của HTX Vọng Ngàn dần có mặt ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, HTX có hơn 100 khung dệt, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nữ. Việc cài hoa văn chủ yếu được làm ở xã Đông Lai, sau đó giao về các hộ dân dệt. Theo chị Mai, những người chuyên tâm, làm giỏi, thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/ người/tháng. Chị em phụ nữ nông thôn, ngoài công việc đồng áng, chăm sóc gia đình, tận dụng mọi thời gian nhàn rỗi dệt thổ cẩm để tăng thu nhập.
Đồng chí Bùi Văn Quý, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Để giải quyết việc làm cho người lao động, từ đầu năm đến nay, huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong huyện và DN có đủ điều kiện tuyên truyền, vận động và tuyển lao động đi làm việc trong và ngoài nước. Trên địa bàn huyện, ngoài HTX dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn còn có chi nhánh Công ty may Việt Hàn tại xã Đông Lai giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 500 lao động nữ. Đặc biệt, huyện đã phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức thành công phiên giao dịch việc làm tại xã Lỗ Sơn với 46 DN tham gia tuyển dụng, thu hút 900 lao động trên địa bàn. Trong 9 tháng, khắc phục thực trạng khó khăn trong xuất khẩu lao động, các DN đảm bảo uy tín đã tư vấn, tuyển chọn 12 lao động xuất cảnh làm việc có thời hạn tại các thị trường Malaisia, Đài Loan. Ngân hàng CSXH đã giải ngân 990 triệu đồng cho 34 dự án. Nhờ các dự án này, các hộ gia đình, cơ sở SX-KD có điều kiện mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua đó đã giải quyết việc làm cho 52 lao động trên địa bàn. Bên cạnh đó, để gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, huyện đã mở được 14 lớp dạy nghề với các ngành nghề được bà con ứng dụng vào phát triển SXNN, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn như: nuôi gà thả vườn, trồng nấm, trồng cây có múi, sửa chữa máy nông nghiệp...
Nhờ những nỗ lực trên, tính đến hết tháng 9, theo thống kê của các xã, thị trấn, toàn huyện đã có 1.220 lao động được giải quyết việc làm tại các DN trong và ngoài tỉnh, đạt 87,14% kế hoạch năm.
Hương Lan
(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 huyện Kỳ Sơn, từ đầu năm đến nay huyện đã huy động được tổng nguồn vốn trên 106 tỉ đồng cho xây dựng NTM.
(HBĐT) - Cao Phong là huyện được tách từ huyện Kỳ Sơn cũ theo Nghị định số 95, ngày 12/12/2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/ 2002. Huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên 25.437 ha, diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên 5.000 ha, độ cao so với mực nước biển trên 250 m, khí hậu mát mẻ, tầng đất dày, độ phì cao, có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao như mía và cam, quýt.
(HBĐT) - Chiều ngày 14/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(HBĐT) - Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào tháng 11/2014. Hiện nay, tổng diện tích cam toàn huyện đạt 1.200 ha với sản lượng năm 2014 ước đạt 16.500 tấn. Xác định cây có múi là cây trồng chủ lực tại địa phương, tỉnh đã áp dụng nhiều tiến bộ KH -KT để phát triển vùng trồng cam. Cũng từ kết quả này, người trồng cam có thêm cơ hội để hoàn thiện quy trình canh tác theo các tiêu chuẩn tiên tiến như VietGap, áp dụng các tiến bộ của thế giới vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới theo công nghệ Israel... Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gen quý của cây cam mà hệ số nhân giống cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất và giá trị kinh tế ngày một cao hơn.
(HBĐT) - Thống kê của Sở NN&PTNT cho biết: Trong năm 2014, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 5.089 ha đất cấy lúa kém hiệu quả, đất lúa không chủ động được nước sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Các địa phương có diện tích chuyển đổi cao nhất lần lượt là Lạc Sơn (2.883 ha), Tân Lạc (659 ha), Lương Sơn (625 ha), Kỳ Sơn (325 ha)…
(HBĐT) - Bước vào tuổi dựng vợ gả chồng, ai ai cũng mong mình sẽ có một đám cưới thật vui và ý nghĩa. Năm nay, dịch vụ mùa cưới hết sức đa dạng, phong phú, từ các gói dịch vụ sang trọng đến giản dị, tiết kiệm… đáp ứng được tất cả nhu cầu của các cặp vợ chồng.