Mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế từ 250  -300 triệu đồng /ha tại xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương.

Mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế từ 250 -300 triệu đồng /ha tại xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương.

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm vườn bưởi trĩu quả đang đến độ thu hoạch tại xóm Đại Đồng, đồng chí Nguyễn Văn Quỳnh, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương phấn khởi cho biết: Tích cực cải tạo vườn tạp, mạnh dạn trồng thử nghiệm cây bưởi Diễn, đến nay khoảng 60 hộ dân xóm Đại Đồng đã trồng được trên 30 ha bưởi với giá trị kinh tế đạt từ 250 - 300 triệu đồng /ha. Nhờ cây bưởi mà nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Đây chỉ là một trong số rất nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại xã Ngọc Lương hiện nay.

 

Theo số liệu thống kê, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hàng năm của xã ước đạt hơn 2.000 ha với các cây trồng chủ đạo cho hiệu quả kinh tế cao như: 712 ha lạc, 98 ha mía, 102 ha sắn, 58 ha khoai lang. Trong phát triển nông nghiệp hiện nay Ngọc Lương là xã đi đầu, thực hiện tốt dồn điền - đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất trên những cánh đồng mẫu lớn. Xã đã hoàn thành việc dồn đổi tại 6/23 xóm với tổng diện tích gần 200 ha. Qua đó giúp người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chấm dứt tình trạng bỏ ruộng như những năm trước, tất cả các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng ngành trồng trọt năm nay đều vượt kế hoạch năm và tăng cao hơn so với năm 2013.

 

Phát triển trồng trọt, đảm bảo nguồn thức ăn cung ứng ngay tại chỗ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi mở rộng quy mô với tổng đàn gia súc, gia cầm toàn xã tính đến tháng 11 với 173.000 con (chiếm 31% tổng đàn toàn huyện). Ngoài ra, trên địa bàn xã đang có 5 doanh nghiệp chăn nuôi với quy mô tổng đàn lợn nái trên 2.000 con, trên 100.000 con gia cầm. Nhờ vậy mà tổng giá trị thu nhập ngành chăn nuôi năm nay của toàn xã ước đạt trên 30 tỷ đồng.

 

Bên cạnh những cánh đồng mẫu lớn, sự lớn mạnh của các trang trại, gia trại, diện mạo NTM ở Ngọc Lương đang thay đổi từng ngày có thể trông thấy rõ ràng qua cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi của xã. Hiện, toàn xã đã có 21/23 xóm có nhà văn hóa, khu vui chơi thể thao là nơi sinh hoạt cộng đồng và diễn ra các hoạt động của KDC. Trạm Y tế xã được đầu tư xây mới khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu CSSK nhân dân, xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế; 1 trường đạt chuẩn và hiện đang tiếp tục xây dựng các trường còn lại đạt chuẩn trong năm học 2014 - 2015. Chất lượng đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 6%, thu nhập bình quân đầu người năm nay ước đạt 23 triệu đồng.

 

Nói về những đổi thay trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng chí Chủ tịch UBND xã khẳng định: “Ngọc Lương đang tập trung mọi nguồn lực từ ngân sách cấp, vận động nhân dân và huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp (19 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất) để hoàn thành 2 tiêu chí là giao thông và thủy lợi trong xây dựng NTM. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, Ngọc Lương đã cứng hóa được 2, 3 km đường và đào đắp đường nội đồng, nạo vét kênh mương với tổng giá trị ước đạt trên 4 tỷ đồng góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng. Tính đến nay xã đã đạt 13 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, phấn đấu đến hết năm nay sẽ hoàn thành thêm 4 tiêu chí là: giao thông, thủy lợi, hệ thống chính trị vững mạnh và an ninh trật tự. Ngọc Lương quyết tâm phấn đấu sẽ là địa phương đầu tiên của huyện Yên Thủy cán đích xây dựng NTM.

 

 

                                                                                  P.V

 

 

 

Các tin khác

HTX  dệt may Vọng Ngàn giải quyết việc làm  cho hơn 100 lao động trên địa bàn.
Không có hình ảnh
Đoàn công tác tìm hiểu thực tế tại khu chôn lấp và xử lý rác thải của thành phố Hòa Bình trên địa bàn xã Yên Mông.
Cây khoai lang với diện tích trên 60 ha góp phần làm phong phú cho cơ cấu cây trồng vụ đông năm nay của huyện Tân Lạc.

Cựu chiến binh huyện Lạc Sơn: Sôi nổi phong trào thi đua phát triển kinh tế

(HBĐT) - Năm 2010, tỷ lệ hội viên Hội CCB huyện Lạc Sơn thuộc diện hộ nghèo còn chiếm trên 33% tổng số hội viên. Do đó, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo bền vững được Hội CCB huyện xác định là nhiệm vụ hàng đầu.

Kỳ Sơn: Huy động trên 106 tỉ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 huyện Kỳ Sơn, từ đầu năm đến nay huyện đã huy động được tổng nguồn vốn trên 106 tỉ đồng cho xây dựng NTM.

Huyện Cao Phong phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa thâm canh cao

(HBĐT) - Cao Phong là huyện được tách từ huyện Kỳ Sơn cũ theo Nghị định số 95, ngày 12/12/2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/ 2002. Huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên 25.437 ha, diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên 5.000 ha, độ cao so với mực nước biển trên 250 m, khí hậu mát mẻ, tầng đất dày, độ phì cao, có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao như mía và cam, quýt.

Trích ý kiến thảo luận của đại biểu Nguyễn Cao Sơn về chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành

(HBĐT) - Chiều ngày 14/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ tại tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào tháng 11/2014. Hiện nay, tổng diện tích cam toàn huyện đạt 1.200 ha với sản lượng năm 2014 ước đạt 16.500 tấn. Xác định cây có múi là cây trồng chủ lực tại địa phương, tỉnh đã áp dụng nhiều tiến bộ KH -KT để phát triển vùng trồng cam. Cũng từ kết quả này, người trồng cam có thêm cơ hội để hoàn thiện quy trình canh tác theo các tiêu chuẩn tiên tiến như VietGap, áp dụng các tiến bộ của thế giới vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới theo công nghệ Israel... Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gen quý của cây cam mà hệ số nhân giống cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất và giá trị kinh tế ngày một cao hơn.

Gần 5.100 ha đất cấy lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng cây khác

(HBĐT) - Thống kê của Sở NN&PTNT cho biết: Trong năm 2014, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 5.089 ha đất cấy lúa kém hiệu quả, đất lúa không chủ động được nước sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Các địa phương có diện tích chuyển đổi cao nhất lần lượt là Lạc Sơn (2.883 ha), Tân Lạc (659 ha), Lương Sơn (625 ha), Kỳ Sơn (325 ha)…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục