Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành làm việc với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới về tình hình môi trường, cấp nước sinh hoạt nông thôn.
(HBĐT) - Sáng 19/11, đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới đã làm việc với UBND tỉnh về hiệu quả đầu tư cũng như chuẩn bị cho chương trình “Nhân rộng hợp phần vệ sinh” trên địa bàn tỉnh ta. Tham gia Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới có bà Hoàng Thị Hoa, chuyên gia cấp cao về Đô thị - đồng Trưởng nhóm Dự án Ngân hàng Thế giới; ngài Michel J.Welmond, Điều phối chương trình quốc gia Ngân hàng Thế giới cùng một số cán bộ của Bộ Y tế, Ngân hàng Thế giới. Làm việc với đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện một số sở, ngành liên quan.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã tìm hiểu tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh; kết qủa thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Theo báo cáo, tỷ lệ số dân nông thôn được tiếp cận với nước hợp vệ sinh đạt 78%. Số hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 44,2%. Số trường có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đối với trường mầm non đạt gần 60%; tiểu học đạt 43,6%; trung học cơ sở đạt 34,5%; trung học phổ thông đạt 62,2%. Tỷ lệ trạm xá có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 61%.... Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh đã thông tin những vấn đề liên quan đến công tác vệ sinh môi trường, hoạt động của các dự án đầu tư cấp nước sinh hoạt nông thôn. Theo đó, trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh ta đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn. Tổng nguồn vốn dành cho các chương trình trên 403,5 tỷ đồng, gồm: Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng hồ sông Đà, chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, chương trình 134, 135, 30a, dự án giảm nghèo…
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, ngoài những mặt đạt được, công tác vệ sinh môi trường, cấp nước sinh hoạt nông thôn của tỉnh còn nhiều hạn chế. Trong đó, nguồn lực đầu tư còn thiếu, một số bộ phận không nhỏ người dân nông thôn còn nghèo dẫn đến khó khăn trong thực hiện các chương trình; công tác vận hành, bảo dưỡng cũng còn yếu kém tại nhiều công trình cấp nước sinh hoạt. Đối với các công trình vệ sinh trong hệ thống trường học, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước còn hạn chế dẫn đến các công trình chưa đạt chuẩn theo quy định. Mặt khác, công tác tuyên truyền dù đã được triển khai khá tích cực, tuy nhiên, với nguồn lực cũng như dân trí của bà con nhân dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế dẫn đến chưa có hiệu quả cao. Đồng chí đề nghị các bộ, ngành trung ương, Ngân hàng Thế giới ưu tiên nguồn lực cho tỉnh nhằm tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân; có nguồn lực đầu tư sửa chữa các công trình hiện đang xuống cấp, đầu tư xây mới, trước mắt ưu tiên cho hệ thống các trường học, từng bước nâng dần điều kiện sống của người dân, nhất là vùng khó khăn trong tỉnh.
Chiều cùng ngày, Đoàn công tác đã tìm hiểu tình hình thực tế tại xã Đồng Bảng và Noong Luông (Mai Châu) về môi trường và tình hình cấp nước sinh hoạt nông thôn cho người dân.
HT
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, hàng năm, tỉnh đặt ra chỉ tiêu giải quyết việc làm mới cho từ 15.000- 16.000 lao động. Trong giai đoạn 2009- 2014, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho gần 10 vạn lao động. Trong đó có hơn 6.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
(HBĐT) - Ngày 17/11, Đoàn công tác của TT HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Quang Minh, UVTT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tổng thể tình hình phát triển KT-XH năm 2014 tại xã Yên Mông và UBND thành phố Hòa Bình. Tham gia Đoàn có lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Sản xuất vụ đông vốn có thời vụ nghiêm ngặt lại chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ các yếu tố khách quan như mưa, bão, rét, hạn hán cuối vụ... Xác định rõ điều đó, huyện Tân Lạc đã chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, tích cực đôn đốc nông dân tập trung chăm sóc các loại cây trồng, đảm bảo điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Năm 2010, tỷ lệ hội viên Hội CCB huyện Lạc Sơn thuộc diện hộ nghèo còn chiếm trên 33% tổng số hội viên. Do đó, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo bền vững được Hội CCB huyện xác định là nhiệm vụ hàng đầu.
(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 huyện Kỳ Sơn, từ đầu năm đến nay huyện đã huy động được tổng nguồn vốn trên 106 tỉ đồng cho xây dựng NTM.
(HBĐT) - Cao Phong là huyện được tách từ huyện Kỳ Sơn cũ theo Nghị định số 95, ngày 12/12/2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/ 2002. Huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên 25.437 ha, diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên 5.000 ha, độ cao so với mực nước biển trên 250 m, khí hậu mát mẻ, tầng đất dày, độ phì cao, có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao như mía và cam, quýt.