Phòng Tài chính – Kế hoạch Yên Thủy chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Phòng Tài chính – Kế hoạch Yên Thủy chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

(HBĐT) - Là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về công tác TC -KH tại địa phương, những năm qua, phòng TC -KH huyện Yên Thủy đã quản lý tốt nguồn thu và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn. Riêng 8 tháng qua, thu NSNN trên địa bàn huyện đạt 16.752 triệu đồng, bằng 76,1% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 72% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Ứớc thực hiện cả năm đạt 24.272 triệu đồng, bằng 110,3% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 104,4% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Thu cân đối ngân sách huyện, xã 8 tháng qua là 231.817 triệu đồng, đạt 78,4% so với dự toán HĐND huyện giao, ước thực hiện cả năm 335.481 triệu đồng, đạt 113,5% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 113, 2 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

 

Ngoài việc quản lý tốt các nguồn thu, phòng TC -KH huyện còn tham mưu và phối hợp thực hiện tốt công tác rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế. Tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng. Thực hiện tốt các giải pháp giảm, giãn nộp thuế cho DN thuộc các thành phần kinh tế nhằm kích cầu đầu tư và tiêu dùng, nhờ đó đã không những ngăn chặn được suy giảm kinh tế mà còn góp phần duy trì và thúc đẩy SX -KD, đảm bảo tăng trưởng kinh tế của huyện đạt bình quân trên 10%/ năm. Kinh phí dự phòng, dự trữ được tăng cường, phục vụ có hiệu quả công tác phòng - chống thiên  tai, dịch bệnh, xử lý các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách phát sinh...

 

Cùng với thực hiện tốt dự toán thu ngân sách, công tác thu hút đầu tư của huyện Yên Thủy đã có bước khởi sắc đáng kể. Nhờ đẩy mạnh công tác quảng bá,  GPMB và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách cho các nhà đầu tư, đến nay, trên địa bàn huyện có 9 DN đang SX -KD các lĩnh vực khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và phân phối điện, nước. Đặc biệt, Tập đoàn BTG đã triển khai đầu tư hạ tầng cơ sở tại KCN Lạc Thịnh với tổng diện tích 200 ha. Các DN lớn như Công ty TNHH MDF Vinafor Tân An - Hòa Bình, Công ty CP Xi măng X18 đã đưa vào SX hai dây chuyền ổn định. 3 Công ty TNHH một thành viên Thiên Phú Sơn, Lý Yên Bình, Phú Sơn đi vào hoạt động không chỉ giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ mà còn góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương...

 

Với sự nỗ lực của các thế hệ CB,CC, phòng TC -KH huyện Yên Thủy đã  không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Phòng đã được UBND tỉnh ghi nhận tập thể lao động xuất sắc 5 năm liền (2009-2013). Đặc biệt, năm 2013, phòng TC -KH Yên Thủy vinh dự được UBND tỉnh tặng cờ thi đua, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì.

 

 

                                                                    

                                                                           Đức Phượng

 

 

Các tin khác

Mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế từ 250  -300 triệu đồng /ha tại xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương.
HTX  dệt may Vọng Ngàn giải quyết việc làm  cho hơn 100 lao động trên địa bàn.
Không có hình ảnh
Đoàn công tác tìm hiểu thực tế tại khu chôn lấp và xử lý rác thải của thành phố Hòa Bình trên địa bàn xã Yên Mông.

Huyện Tân Lạc: Tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông

(HBĐT) - Sản xuất vụ đông vốn có thời vụ nghiêm ngặt lại chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ các yếu tố khách quan như mưa, bão, rét, hạn hán cuối vụ... Xác định rõ điều đó, huyện Tân Lạc đã chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, tích cực đôn đốc nông dân tập trung chăm sóc các loại cây trồng, đảm bảo điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cựu chiến binh huyện Lạc Sơn: Sôi nổi phong trào thi đua phát triển kinh tế

(HBĐT) - Năm 2010, tỷ lệ hội viên Hội CCB huyện Lạc Sơn thuộc diện hộ nghèo còn chiếm trên 33% tổng số hội viên. Do đó, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo bền vững được Hội CCB huyện xác định là nhiệm vụ hàng đầu.

Kỳ Sơn: Huy động trên 106 tỉ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 huyện Kỳ Sơn, từ đầu năm đến nay huyện đã huy động được tổng nguồn vốn trên 106 tỉ đồng cho xây dựng NTM.

Huyện Cao Phong phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa thâm canh cao

(HBĐT) - Cao Phong là huyện được tách từ huyện Kỳ Sơn cũ theo Nghị định số 95, ngày 12/12/2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/ 2002. Huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên 25.437 ha, diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên 5.000 ha, độ cao so với mực nước biển trên 250 m, khí hậu mát mẻ, tầng đất dày, độ phì cao, có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao như mía và cam, quýt.

Trích ý kiến thảo luận của đại biểu Nguyễn Cao Sơn về chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành

(HBĐT) - Chiều ngày 14/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ tại tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào tháng 11/2014. Hiện nay, tổng diện tích cam toàn huyện đạt 1.200 ha với sản lượng năm 2014 ước đạt 16.500 tấn. Xác định cây có múi là cây trồng chủ lực tại địa phương, tỉnh đã áp dụng nhiều tiến bộ KH -KT để phát triển vùng trồng cam. Cũng từ kết quả này, người trồng cam có thêm cơ hội để hoàn thiện quy trình canh tác theo các tiêu chuẩn tiên tiến như VietGap, áp dụng các tiến bộ của thế giới vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới theo công nghệ Israel... Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gen quý của cây cam mà hệ số nhân giống cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất và giá trị kinh tế ngày một cao hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục