Quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩn măng được quy định cụ thể đối với người lao động và quy trình sản xuất một cách nghiêm túc, hợp lý và  hiệu quả.

Quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩn măng được quy định cụ thể đối với người lao động và quy trình sản xuất một cách nghiêm túc, hợp lý và hiệu quả.

(HBĐT) - Công ty CP Nông - lâm sản Kim Bôi được thành lập từ năm 2007 với điểm xuất phát ban đầu chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay, Công ty đã được nhiều người tiêu dùng biết đến với nhãn hiệu Kim Bôi cho các sản phẩm măng tươi đóng gói, măng khô nấu ngay, các loại nấm đóng gói…

 

Tính đến nay, Công ty đã đều đặn đưa ra thị trường hơn 23 sản phẩm măng, trong đó có những sản phẩm đặc trưng như: măng đắng xứ Mường đóng gói, măng trúc quân tử, măng khô nấu ngay, măng lưỡi lợn.... được nhiều người dùng yêu thích và tin dùng. Để phát triển một loại sản phẩm nông sản đặc sản truyền thống là măng tươi thành một thương hiệu có uy tín trên thị trường, Công ty đã phải nỗ lực nhiều trong các hoạt động SX-KD và một trong những kinh nghiệm quý báu có được chính là đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP ngay từ khâu tuyển chọn nguyên liệu đến chế biến thực phẩm thành thành phẩm. Ông Ngô Đức Sinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông lam sản Kim Bôi cho biết: Có được thương hiệu trên thị trường đã khó nhưng để gìn giữ, phát triển và tạo được uy tín của thương hiệu đó còn khó hơn rất nhiều. Trong nhiều năm qua, nhãn hiệu “măng tươi Kim Bôi” đã được người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cũng như người tiêu dùng ở nhiều tỉnh, thành phố biết đến và tín nhiệm nhờ việc luôn coi trọng giữ gìn, phát triển thương hiệu và chất lượng sản phẩm của của doanh nghiệp mình. Sản phẩm măng tươi Kim Bôi của Công ty đã được Sở Y tế cấp chứng nhận vệ sinh ATTP, nhãn hiệu Kim Bôi EXPORT - PRODUCTION CO cũng được Công ty đăng ký bảo hộ  tại Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 2008. Xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu thực phẩm sạch, đăng ký chất lượng an toàn thực phẩm cùng với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chính là những yếu tố để các sản phẩm măng tươi Kim Bôi trở thành một thương  hiệu uy tín  trong lĩnh vực cung cấp, chế biến thực phẩm sạch trong tỉnh Hòa Bình. Cũng nhờ sự nỗ lực đó, đến nay, các sản phẩm măng chế biến sẵn của doanh nghiệp không chỉ có mặt rộng rãi tại các siêu thị, chợ lớn trên thị trường ở nhiều địa nơi trong cả nước như Hòa Bình, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An…… mà đã được xuất khẩu sang thị trường một số nước như: Ba Lan, Ucraina, Cộng hòa Cezh... Tới đây, thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục được mở rộng khi dây chuyền, công nghệ sản xuất được đầu tư hoàn thiện với quy mô sản xuất  lớn gấp 3 - 4 lần hiện nay.

 

Xây dựng thành công một thương hiệu thực phẩm sạch thì nguyên liệu để chế biến là một trong những yếu tố quyết định. Để có nguồn nguyên liệu sạch, doanh nghiệp đã chủ động tìm đến các nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam hiện nay, đồng thời, đầu tư mở rộng diện tích trồng bương, luồng, trúc lấy măng trên địa bàn tỉnh, đây là một hướng đi khả thi bởi ở Hòa Bình có 27.219 ha, diện tích rừng tre phân bố ở 11 huyện, thành phố, trong đó, rừng tre, nứa tự nhiên 12.784 ha, rừng tre, nứa trồng 6.973 ha. Như vậy, xét về tiềm năng, ngoài việc trồng tre, bương, luồng trúc để phát triển ngành công nghiệp, mây - tre đan ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như chế biến măng là một hướng đi có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp khai thác một cách hiệu quả, nắm bắt xu thế đó, Công ty CP nông sản Kim Bôi đã nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng dự án mở rộng quy mô trồng các loại cây bương, luồng, trúc lấy măng ở các huyện: Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy. Theo đó, dự án này sẽ được triển khai thí điểm ở 6 xã của 3 huyện trên tinh thần đầu tư cây giống, công chăm sóc và phân bón, hỗ trợ người dân cho những năm đầu trồng tre, bương, luồng, đồng thời, Công ty sẽ ký hợp đồng, cam kết tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý cho người dân trong khoảng thời gian từ 5 - 10 năm để tạo sự yên tâm khi người dân tham gia trồng, mở rộng diện tích bương, luồng, trúc lấy măng. Đây chính là những kế hoạch và chiến lược mạnh của Công ty khi tận dụng nguồn nguyên liệu sạch sẵn có ở Hòa Bình để tạo dựng những sản phẩm măng tươi đóng túi là một thực phẩm sạch từ đó xây dựng nên một thương hiệu măng tươi đóng túi phát triển mạnh mẽ không chỉ trên thị trường trong nước mà có thể xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.

 

                       

 

                                                            Hoàng Huy 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục