Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy thăm cơ sở sản xuất, chế biến chè tại xã Trung Thành (Đà Bắc).

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy thăm cơ sở sản xuất, chế biến chè tại xã Trung Thành (Đà Bắc).

(HBĐT) - Từ ngã ba Ênh, con đường nhựa phẳng lỳ đưa chúng tôi lên với cụm xã vùng cao Trung Thành, Đoàn Kết, Yên Hòa của huyện Đà Bắc. Trước đây, đường lên cụm 3 xã này là đường đất dốc với nhiều ổ voi hoặc đá hộc, đi lại rất khó khăn, nguy hiểm. Có đường mới, cuộc sống bà con nơi đây đã sang trang với nhiều đổi thay, từ những sườn đồi ngút ngàn mía tím, quả đồi xanh mướt chè Shan tuyết cho đến những trường học, trạm y tế xã đã được xây dựng khang trang.

 

Trò chuyện với chúng tôi, không giấu niềm vui, đồng  chí Lường Văn Xiên, Chủ tịch UBND xã Trung Thành phấn khởi chia sẻ: “Từ ngày có đường mới, cuộc sống của bà con có nhiều khởi sắc. Con đường mang hàng hóa từ xã xuống huyện, trẻ em đi học, người già đi khám bệnh không còn gian lao như trước đây. Đặc biệt, sản phẩm hàng hóa làm ra cũng được tiêu thụ dễ hơn. Nhờ vậy,  đời sống bà con từng bước đi lên”.

 

Huyện Đà Bắc có 19 xã, 1 thị trấn, trong đó có 14 xã và 16 thôn, bản vùng cao, xa, vùng đặc biệt khó khăn. Được sự quan tâm, chăm lo của các cấp, ngành, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương trong phát triển kinh tế, những năm gần đây, đời sống của bà con huyện Đà Bắc, nhất là ở các xã vùng cao đã có khá nhiều đổi thay. Đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Kinh tế huyện Đà Bắc nói chung, các xã vùng cao nói riêng những năm gần đây có khá nhiều khởi sắc. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện ước đạt 14,6%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 17 triệu đồng. Nông nghiệp phát triển tích cực với các cây trồng chủ lực là ngô, lúa; chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá lồng. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện trên 13.000 ha. Năng suất lúa duy trì hàng năm trên 50 tạ /ha, đáng phấn khởi là một số xã vùng cao đã đạt năng suất gần 60 tạ /ha như Đồng Chum, Mường Chiềng; ngô duy trì năng suất trung bình trên 40 tạ /ha. Phát triển chăn nuôi tăng cả về số lượng và chất lượng, nhất là đàn lợn, gia cầm, dê ở các xã vùng cao như Đồng Chum, Mường Chiềng...

 

Đặc biệt, ngày càng xuất hiện nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở các xóm, xã vùng cao dám nghĩ, dám làm đưa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, cải thiện đời sống như hộ anh Xa Văn Viên (xóm Chum Nưa, xã Mường Chiềng), chị Đinh Thị Niên (xóm Săng Trệch, xã Vầy Nưa), anh Lường Văn Sương (xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum).

 

Kinh tế phát triển, đã tạo đà cho các xã vùng cao hoàn thiện cơ sở hạ tầng. 100% xã vùng cao có đường ô tô đến trung tâm xã. Xe khách đã thông tuyến đến các xã Đồng Nghê, Đồng Chum, Yên Hòa. 100% xã có điện lưới, 70% trường học, trạm y tế được xây dựng kiên cố. Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước thay đổi, kiến tạo diện mạo NTM.

 

Cùng với nông nghiệp, các xã vùng cao cũng bắt đầu phát triển CN -TTCN, thương mại và dịch vụ. Điển hình như thủy điện Suối Nhạp (xã Đồng Chum), nhà máy chế biến bột giấy Thuận Phát, khai thác chế biến quặng sắt (xã Tân Pheo), khai thác đá vật liệu xây dựng (xã Đồng Chum), chế biến chè (xã Yên Hòa)…

 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: Từ khởi sắc của kinh tế, hoạt động y tế, giáo dục của các xã vùng cao được quan tâm, chăm lo. Hiện, toàn huyện đã có 14 trường đạt chuẩn quốc gia, 4 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế . Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở các xã vùng cao giảm  còn gần 19%, hộ gia đình được dùng nước sạch đạt 60%, hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên hơn 50%; tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt mức 2,77%. Toàn huyện hiện có trên 74% hộ đạt gia đình văn hóa.

 

Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác giảm nghèo đã thu được nhiều kết quả tích cực, đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng cao từng bước được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Các chính sách hỗ trợ đồng bào vùng khó khăn được triển khai đồng bộ, kịp thời, công khai, minh bạch, dân chủ. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến cuối năm 2014 giảm còn khoảng 35%. Bộ mặt nông thôn các xã vùng cao có nhiều đổi thay, đời sống người dân nâng lên rõ rệt.

 

 

 

                                                                     Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục