(HBĐT) - Huyện Lương Sơn được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Năm 2014, huyện đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và đang phấn đấu đạt được các tiêu chí của đô thị loại IV, tiến tới xây dựng thành thị xã Lương Sơn. Để hiểu rõ hơn những kết quả đạt được, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Dậu, TUV, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn xung quanh vấn đề này.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT -XH năm 2014?

 

Đồng chí Bùi Văn Dậu: Năm 2014, huyện Lương Sơn đã  phấn đấu hoàn thành đạt và vượt 28/30 chỉ tiêu mà Đảng bộ huyện đề ra. Kinh tế trên địa bàn huyện đạt tốc độ tăng trưởng 11,5%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng  tích cực: tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm 76,9%, tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp chỉ chiếm 23,1%. Thu NSNN trên địa bàn ước đạt 90 tỷ đồng, vượt 27,7% so với dự toán tỉnh giao và vượt 20% so với dự toán huyện giao. Đây là năm đầu tiên huyện Lương Sơn  thu NSNN vượt dự toán sau 2 năm (2012 - 2013) hụt thu lớn. Thu nhập bình quân đạt 36, 6 triệu/người/ năm. Hạ tầng  kỹ thuật phục vụ phát triển KT -XH tiếp tục được quan tâm đầu tư đã tập trung phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, lưới điện...  Thực  hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Lương Sơn có 6 xã đạt từ 14 - 17 tiêu chí; 11 xã  đạt từ 7 - 13 tiêu chí; còn 2 xã đạt dưới  7  tiêu  chí.

 

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Công tác GD &ĐT có sự chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,25% (vượt 1% so với nghị quyết). Công tác khám, chữa bệnh, CSSK nhân dân được quan tâm. QP -AN và TTATXH được giữ vững.

 

PV: Đồng chí đánh giá thế nào về những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện các chỉ tiêu trở thành đô thị loại IV, tiến tới xây dựng thị xã Lương Sơn trong tương lai?

 

Đồng chí Bùi Văn Dậu: Huyện Lương Sơn có vị trí địa lý là điểm cầu nối, giao thoa giữa Hoà Bình và các tỉnh Tây Bắc thu hút, lan toả ra toàn vùng Hà Nội tới các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 4 huyện thuộc TP Hà  Nội. Vị trí này tạo ra những lợi thế đặc biệt cho Lương Sơn trong việc thu hút đầu  tư, phát triển kinh tế, nhất là CN -TTCN; thương mại, du lịch, dịch vụ; nông nghiệp xanh, sạch, giá trị cao.

 

Trên địa bàn huyện có nhiều nhà đầu  tư quan tâm, nghiên cứu và nhiều chủ đầu tư đã được UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh cấp gcn đầu tư để quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu du lịch, nghỉ dưỡng. Đây là những dự án sau khi hoàn thiện sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa huyện Lương Sơn, là những hạt nhân quan trọng của đô thị  Lương Sơn trong tương lai.

 

Tuy có những thuận lợi nhất định, song huyện cũng xác định một số khó khăn cần tháo gỡ. Đó là việc thực hiện Nghị quyết 06 đúng vào thời điểm suy thoái kinh tế, thắt chặt đầu tư công nên khả năng huy động và tập trung nguồn lực còn hạn chế; dự án đầu tư vào vùng trung tâm huyện cơ bản đều dừng triển khai, một số dự án treo, không thực hiện đúng tiến độ làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển đô thị. Thị trường bất động sản - thị trường  quan trọng nhất để có nguồn lực đầu tư  các cơ  sở hạ tầng, trong những năm gần đây trầm lắng, chưa có dấu hiệu phục  hồi. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội trong toàn huyện còn yếu và thiếu đồng bộ, kể cả trên địa bàn thị trấn Lương Sơn, được xác  định  là trung tâm của  thị xã Lương Sơn trong tương lai. Đời sống nhân  dân các dân tộc trong huyện còn khó khăn.

 

PV: Lương Sơn được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, huyện đã có những giải pháp thực hiện như thế nào, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Bùi Văn Dậu: Tại  Quyết định số 2193, ngày 8/11/ 2011 của UBND tỉnh “Phê  duyệt  phương hướng, giải pháp chủ yếu  phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, huyện Lương Sơn được xác định là hạt nhân của vùng động lực nằm trong dải hành lang tiếp giáp với TP Hà Nội dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Để thực hiện được  vai trò là  hạt nhân của vùng  động lực kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, huyện đã tập trung thực hiện 7 nhóm giải pháp cơ bản sau:

 

Một là, tuyên truyền sâu rộng  cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và các doanh nghiệp, nhất  là đội  ngũ  cán bộ  lãnh đạo, quản lý hiểu được vai trò, vị trí, lợi thế của việc phát triển vùng động lực.

 

Hai là, đã hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH của huyện từ năm 2011 - 2020; hoàn  chỉnh quy hoạch đất đai giai  đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng  đất thời kỳ đầu 2011-2015; đang  tiến hành rà soát, điều chỉnh quy  hoạch chung xây dựng thị trấn Lương Sơn; rà soát quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, mạng lưới điện...

 

Ba là, chủ động và tranh thủ để thu  hút các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân và để các DN đầu tư về khu vực nông thôn.

 

Bốn là, phối  hợp tốt  với các  ngành chức năng của tỉnh thực  hiện quảng  bá cơ hội, tiềm  năng và xúc tiến đầu tư. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực kinh tế trong và ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế đầu tư vào  địa bàn huyện.

 

Năm là, làm tốt công tác CCHC, nhất là cải cách các thủ tục hành chính. Nâng cao năng lực trình độ, đạo đức, trách nhiệm và ý thức  trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ  trực  tiếp  tiếp xúc với người dân và DN.

 

Sáu là, nâng cao trình độ dân trí. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu lao động cho các DN, cơ  sở sản xuất,  nhằm tạo việc làm mới cho người lao động và tay nghề của người lao động. Trong năm 2014, tỷ lệ lao động  qua đào tạo của huyện chiếm 45%, qua đào tạo nghề chiếm 40%; số lao động được giải quyết việc làm mới 2.550 người.

 

Bảy là, tập trung huy động các nguồn lực xây dựng vùng trung tâm huyện trở thành đô thị loại IV nhằm đảm bảo là trung tâm tổng hợp, đầu mối giao thông, giao lưu thương mại, có vai trò thúc đẩy phát triển KT -XH của huyện và của tỉnh. 

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

 

                                                                   Ngọc Vinh (TH)

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy thăm cơ sở sản xuất, chế biến chè tại xã Trung Thành (Đà Bắc).
Người lao động đến tìm thông tin học nghề, việc làm tại Sàn giao dịch việc làm huyện Kim Bôi, năm 2014.
Không có hình ảnh
Doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử Thấu kính R đóng góp quan trọng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh.

Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh ta thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đây thực chất là quá trình tạo ra sự thay đổi trong từng lĩnh vực của ngành nhằm mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Căn cứ kế hoạch hành động đã được UBND tỉnh ban hành, các địa phương tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (SXHH), từ đó củng cố nội lực để đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Cuộc sống mới ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Những xã vùng cao của huyện Tân Lạc trước đây hạ tầng cơ sở thiếu thốn, điều kiện sản xuất, trình độ thâm canh không thuận lợi, các mặt văn hóa, y tế, giáo dục chưa tiến kịp so với các xã vùng thấp... Tuy nhiên giờ đây, những khó khăn đã từng bước được đẩy lùi, người dân vùng cao đang chung sức xây dựng cuộc sống mới ngày càng no ấm, giàu đẹp.

Xóa đói - giảm nghèo ở vùng đất khó Yên Thủy

(HBĐT) - Yên Thủy là vùng đất vừa xa, vừa “khó” của tỉnh, tỷ trọng nông nghiệp còn cao, chiếm xấp xỉ 40%, có hơn 80% dân số là nông dân, sản xuất và cuộc sống người dân phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Trong khi đó, vùng đất này không được thiên nhiên ưu đãi, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn, cùng với đó là hệ thống hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi còn thấp kém đã ảnh hướng lớn đến sự phát triển KT -XH. Vượt lên những khó khăn khách quan, huyện Yên Thủy cụ thể hóa các nghị quyết thành các chương trình hành động cụ thể đến tận cơ sở để tổ chức thực hiện, tạo được bước tiến khả quan trong công tác xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống dân sinh, nhất là ở vùng khó khăn.

Trên 315 tỷ đồng đầu tư Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 kéo dài

(HBĐT) - Ngày 30/12, Sở KH – ĐT tổ chức hội nghị báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2 khoản vay bổ sung (2015 – 2018).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 giảm 0,05%

(HBĐT) - Theo Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 giảm 0,05% so với tháng trước. Trong số 11 nhóm hàng hóa có 2 nhóm chỉ số giảm, gồm: nhà ở - điện nước - chất đốt – vật liệu xây dựng, giảm 0,18% do tác động giảm giá gas và dầu hỏa; giao thông giảm 3,34% do giá xăng, dầu trong tháng được Nhà nước điều chỉnh. 9 nhóm còn lại có chỉ số ở mức tăng nhẹ.

Tiêu thụ điện năng năm 2014 đạt trên 439,5 triệu KWh

(HBĐT) - Theo Sở Công thương, mức tiêu thụ điện năng toàn tỉnh năm 2014 đạt trên 439,5 triệu KWh, tăng 13% so với năm 2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục