Công ty CP TM - ĐT Nguyên liệu mới tại KCN Mông Hoá (Kỳ Sơn) sử dụng 60% lao động địa phương với mức thu nhập ổn định 3,6 triệu đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Theo đồng chí Đinh Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn, năm 2014, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 12,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng /năm, thu NSNN trên địa bàn ước đạt 18,76 tỷ đồng, bằng 146,5% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 115% dự toán HĐND huyện giao. Tổng thu ngân sách huyện, xã đạt 239,7 tỷ đồng, tổng chi ngân sách huyện, xã 238,8 tỷ đồng. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực. ANCT - TTATXH trên địa bàn tiếp tục được giữ vững. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được duy trì và phát triển. Công tác XĐ - GN, giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,56%.
Huyện được tỉnh xác định là vùng động lực phát triển kinh tế, trong đó, tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư vào 2 KCN Yên Quang, Mông Hóa và điểm công nghiệp tại Dân Hòa. Đặc biệt khai thác lợi thế quỹ đất dải hành lang đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, quốc lộ 6 nâng cấp mở rộng để tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng CN -TTCN, thương mại, dịch vụ. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã đề ra các nhóm giải pháp mang tính khả thi nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu phát triển KT -XH, QP-AN. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đồng chí Đinh Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết: Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, BTV Huyện ủy tích cực chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở thực hiện tốt các nội dung Chỉ thị số 32, ngày 20/5/2003; Kết luận số 36, ngày 3/11/2006 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03, ngày 20/6/2006 của Tỉnh ủy về thu hút đầu tư, đồng thời giao UBND huyện xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để triển khai và đẩy mạnh thực hiện công tác về thu hút đầu tư và đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ phát triển KT -XH.
Ban Thường vụ Huyện ủy xác định công tác đền bù GPMB là nhiệm vụ quan trọng trong thu hút đầu tư nên trong quá trình chỉ đạo, điều hành đã tập trung hướng về cơ sở trực tiếp giải quyết những khó khăn, bức xúc từ cơ sở đã đem lại hiệu quả cao. Đồng thời, thống nhất phân công các đồng chí cán bộ có năng lực, trình độ và uy tín thực hiện nhiệm vụ đền bù, GPMB thường xuyên lãnh đạo công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các văn bản quy định về đền bù, bồi thường, hỗ trợ người dân tái định cư được thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả công tác GPMB, hạn chế tình trạng KN -TC.
Tổng số dự án hiện đang chuẩn bị đầu tư hoặc đã và đang đầu tư trên địa bàn là 141 dự án; trong đó trong giai đoạn 4 năm (2011-2014) có 84 dự án. Các dự án được phân bổ đều ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực dải hành lang hai bên tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, KCN Mông hóa, điểm công nghiệp xã Dân Hòa chia theo tiến độ đầu tư của dự án, trong 141 dự án đã có 62 dự án đã hoạt động SX -KD; 23 dự án đang đầu tư xây dựng; 20 dự án đang trong quá trình GPMB; 20 dự án đã có chủ trương nhưng chưa GPMB và 16 dự án đang khảo sát chưa được UBND tỉnh đồng ý đầu tư.
Năm 2015, huyện Kỳ Sơn đặt ra chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,3%, thu nhập bình quân 32 triệu đồng /người/năm, thu NSNN đạt 23,6 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,3%, tạo việc làm mới cho 1.200 lao động trở lên... Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đề ra, Huyện ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT -XH, nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và thực hiện chủ trương quy hoạch phát triển NTM gắn với dồn điền, đổi thửa; chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất, xây dựng những cánh đồng có giá trị kinh tế cao, đảm bảo an ninh lương thực. Chú trọng trồng rừng kinh tế kết hợp với trồng rừng phòng hộ gắn việc trồng mới với khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng tự nhiên, tiến tới rừng trở thành nguồn thu nhập có giá trị kinh tế cao cho người dân. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nội dung nghị quyết của Huyện ủy về xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, trong đó tập trung thực hiện hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, nhất là các xã điểm của tỉnh và huyện và phát triển nguồn nhân lực nông thôn. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế bền vững, đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đỗ Quyên
(HBĐT) - Tháng 2, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân tăng để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi. Tuy nhiên, do nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, có kế hoạch tăng nguồn hàng phục vụ, áp dụng các biện pháp bình ổn giá nên giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không có biến động lớn.
(HBĐT) - Kể từ ngày 21/2 (mồng 3 Tết) trở đi, gần như tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh đã lác đác hoạt động. Hàng hóa cung cấp chủ yếu là thực phẩm tươi sống, rau xanh, các loại hoa quả. Từ ngày mồng 6 Tết, khi mọi sinh hoạt của người dân đã bình thường, các chợ đã đi vào nề nếp, tình trạng họp chợ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tự giải tỏa.
(HBĐT) - Trong ngày cuối năm 2014, tập thể cán bộ, công nhân viên Viettel - Chi nhánh Hòa Bình tập trung cao độ trong hoạt động kinh doanh, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Những nỗ lực của Viettel Hòa Bình trong suốt những năm qua đã được đánh giá bằng những con số cụ thể với mức tăng trưởng vượt bậc năm sau cao hơn năm trước. Nhờ đó, Viettel Hòa Bình luôn là đơn vị trong tốp đầu đóng góp vào ngân sách tỉnh với con số hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
(HBĐT) - Lạc Sỹ còn nhiều khó khăn nhưng mấy năm nay, hạ tầng KT -XH được đầu tư và phát huy hiệu quả, cải thiện cuộc sống, sản xuất của người dân. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Quách Hương Lam cho biết: Lạc Sỹ là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Yên Thủy gần 20 km, nguồn sống người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Con đường liên xã nối đường Hồ Chí Minh được đầu tư từ nhiều năm trước đến nay vẫn phát huy tác dụng, phá thế cô lập của xã, góp giao lưu, thông thương hàng hóa.
Ngày 24-2, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối giữ ổn định giá bán các chủng loại xăng dầu và điều chỉnh mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, hiện nay, cây có múi chiếm khoảng 15% diện tích cây ăn quả, song giá trị so sánh lại chiếm tới 40% giá trị cây ăn quả. Với hiệu quả kinh tế nổi bật và tính ổn định cao, các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh... đã trở thành những “cây bạc triệu” trên đồng đất Hòa Bình, được lựa chọn là cây chủ lực làm giàu cho hàng nghìn hộ nông dân trong toàn tỉnh.