Ông Nguyễn Văn Khuyên đang kiểm tra trái phật thủ.
(HBĐT) - So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 - 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên, xóm Thông, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) nhờ cây trồng này mà cuộc sống của gia đình ông từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.
Từ năm 2006, ông Khuyên đã nhận thầu đất 5% của xã với diện tích 4.000 m2 (ký hợp đồng 1 năm một). Những năm đó cuộc sống khó khăn nên ông chỉ biết cấy lúa, trồng khoai... mong đủ ăn là tốt rồi đâu nghĩ được để làm giàu. Sau bao năm canh tác, đổ bao mồ hôi, công sức nhưng vẫn khó khăn, thiếu thốn. Nhiều đêm suy nghĩ trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế và qua tìm tòi, ông đã biết đến giống cây phật thủ. Nhận thấy đây là giống cây không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật lại giữ giá trên thị trường. Mặt khác, tại huyện hiện chưa có người đầu tư giống cây này. Vì vậy, năm 2009, ông Khuyên mạnh dạn vay mượn đầu tư vào trồng phật thủ. Với số tiền 30 triệu đồng, ông xuống Hoài Đức (Hà Nội) để học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng.
Ông Nguyễn Văn Khuyên cho biết: Là người tiên phong đưa cây phật thủ về trồng trên đất đồi núi nên tôi rất lo không biết loại cây mới này có phù hợp với khí hậu, đất đai vùng cao và cho hiệu quả như mong đợi không. Nhưng chỉ sau 1 năm chăm sóc, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Hơn 300 cây phật thủ của tôi cứ mơn mởn xanh tươi và đến năm thứ 2 cây đã cho quả. Bình quân có khoảng 50 quả /cây và nếu chăm sóc tốt số quả trên cây có thể hơn. Với giá bán trung bình tại vườn từ 50.000 - 70.000 đồng /quả, loại đẹp từ 150.000 - 200.000 đồng /quả. Đặc biệt, gần Tết năm 2013, tôi bán có quả 1 triệu đồng.
Phật thủ là cây dễ trồng, mất ít công chăm sóc, chi phí đầu vào thấp nhưng lợi nhuận thu về lại cao. Để cho quả phật thủ có mẫu mã đẹp, sáng bóng, người trồng cần chú ý phun thuốc để trống các bệnh như: nấm, rỉ sắt, rệp. Năm nay, do ảnh hưởng thời tiết nên quả không to và mẫu quả kém hơn các năm trước. Tuy nhiên, vẫn cho thu lãi nhiều hơn so với các cây trồng nông nghiệp khác.
Đình Thủy
(Trung tâm khuyến nông)
(HBĐT) - Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán năm 2015, công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh được tăng cường thông qua kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm... đã góp phần tạo thị trường lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng.
(HBĐT) - Tháng 2, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân tăng để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi. Tuy nhiên, do nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, có kế hoạch tăng nguồn hàng phục vụ, áp dụng các biện pháp bình ổn giá nên giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không có biến động lớn.
(HBĐT) - Kể từ ngày 21/2 (mồng 3 Tết) trở đi, gần như tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh đã lác đác hoạt động. Hàng hóa cung cấp chủ yếu là thực phẩm tươi sống, rau xanh, các loại hoa quả. Từ ngày mồng 6 Tết, khi mọi sinh hoạt của người dân đã bình thường, các chợ đã đi vào nề nếp, tình trạng họp chợ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tự giải tỏa.
(HBĐT) - Trong ngày cuối năm 2014, tập thể cán bộ, công nhân viên Viettel - Chi nhánh Hòa Bình tập trung cao độ trong hoạt động kinh doanh, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Những nỗ lực của Viettel Hòa Bình trong suốt những năm qua đã được đánh giá bằng những con số cụ thể với mức tăng trưởng vượt bậc năm sau cao hơn năm trước. Nhờ đó, Viettel Hòa Bình luôn là đơn vị trong tốp đầu đóng góp vào ngân sách tỉnh với con số hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
(HBĐT) - Lạc Sỹ còn nhiều khó khăn nhưng mấy năm nay, hạ tầng KT -XH được đầu tư và phát huy hiệu quả, cải thiện cuộc sống, sản xuất của người dân. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Quách Hương Lam cho biết: Lạc Sỹ là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Yên Thủy gần 20 km, nguồn sống người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Con đường liên xã nối đường Hồ Chí Minh được đầu tư từ nhiều năm trước đến nay vẫn phát huy tác dụng, phá thế cô lập của xã, góp giao lưu, thông thương hàng hóa.
Ngày 24-2, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối giữ ổn định giá bán các chủng loại xăng dầu và điều chỉnh mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.