Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ nghèo ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đầu tư vào SX -KD có hiệu quả.
(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã trợ lực rất lớn để người dân huyện Tân Lạc phát triển kinh tế, là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giảm nghèo phát triển kinh tế ở địa phương. Năm 2014, từ nguồn vốn chính sách đã tạo việc làm mới cho 1.400 lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 17,03%.
Năm 2014, NHCSXH huyện Tân Lạc có tổng nguồn vốn hoạt động 203.829 triệu đồng, trong đó nguồn T.Ư 199.122 triệu đồng, nguồn huy động tại địa phương đạt trên 4,3 tỉ đồng. Từ đó, NHCSXH đã phân bổ nguồn vốn tới các xã, thị trấn, ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng chính sách kịp thời đưa vốn tới các đối tượng thụ hưởng để nhân dân đầu tư vào SX -KD, tăng thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội. Hết năm 2014, tổng dư nợ 11 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 199.522 triệu đồng, tập trung chủ yếu ở 3 chương trình tín dụng là cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và nước sạch và vệ sinh môi trường với 11.913 hộ còn dư nợ. Trong năm, đã có 3.589 hộ được vay vốn từ NHCSXH, trong đó có 1.344 hộ nghèo, 656 hộ cận nghèo, 660 hộ vay chương trình NS &VSMT, 673 hộ SX -KD vùng khó khăn. Mức vay bình quân là 16, 2 triệu đồng/món vay.
Bà Nguyễn Thị Loan, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết: Hơn 11 năm qua, vốn tín dụng chính sách là công cụ của Đảng và Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp và nhân dân sinh sống tại 24 xã, thị trấn của huyện có cơ hội vươn lên tự thay đổi cuộc sống của mình. Hành trình của đồng vốn ưu đãi đã góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, có đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển KT -XH trên địa bàn huyện. Hoạt động của NH CSXH tại địa phương được sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức hội nhận uỷ thác, nhất là các tổ tiết kiệm vay vốn do nhân dân tự nguyện thành lập có sự giám sát của chính quyền địa phương. Việc thực hiện giao dịch tại 24 xã, thị trấn trong huyện đã tiết kiệm chi phí cho người dân trong việc vay vốn, trả nợ, trả lãi được an toàn hiệu quả. Qua đánh giá, hơn 11 năm hoạt động, với nguồn vốn đó đã đem lại hiệu quả KT -XH cao, đáp ứng vốn được 90% hộ nghèo, giúp cho gần 6.000 hộ thoát nghèo; đã có 36.656 hộ được vay vốn phát triển sản xuất; đầu tư xây dựng 1.851 công trình NS &VSMT; 2.260 hộ nghèo được vay vốn làm nhà ở; tạo việc làm mới cho 23.460 lao động; có 2.565 HS -SV được vay vốn để học tập… Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn thấp, chiếm 0,3% tổng dư nợ.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Dự án hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (gọi tắt là dự án TABMIS) được triển khai và vận hành tại cơ quan tài chính, các đơn vị kho bạc Nhà nước (KBNN) từ T.Ư đến cấp quận, huyện và các bộ, ngành.
(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2014, với tổng giá trị đầu tư 1.413 tỷ đồng, tỉnh ta đã xây dựng mới 26,3 km đường dây 110 kV, 515, 4 km đường dây trung áp và 1.659 km đường dây hạ áp, 4 trạm biến áp 110 kV có tổng dung lượng 11 kVA, 418 trạm biến áp hạ thế có tổng dung lượng 75.102 kVA.
(HBĐT) - Ngày 27/2, đoàn công tác do đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN & PTNT làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Lạc Thủy.
(HBĐT) - So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 - 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên, xóm Thông, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) nhờ cây trồng này mà cuộc sống của gia đình ông từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - Theo đồng chí Đinh Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn, năm 2014, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.