Đoàn kiểm tra sản xuất tại xã Đồng Tâm (Lạc Thủy).

Đoàn kiểm tra sản xuất tại xã Đồng Tâm (Lạc Thủy).

(HBĐT) - Ngày 27/2, đoàn công tác do đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN & PTNT làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Lạc Thủy.

 

Sản xuất vụ chiêm – xuân trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi nhờ sự chỉ đạo sát sao và yếu tố thời tiết thuận lợi. Hạ tầng phục vụ sản xuất từng bước được đầu tư và khai thác sử dụng có hiệu quả, các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, cơ giới hóa tiếp tục được ứng dụng nhanh, hiệu quả. Đặc biệt, do thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật như che phủ nilon chống rét cho mạ, dự trữ thức ăn cho gia súc, che chắn chuồng trại chống rét cho gia súc, gia cầm, tổ chức tiêm phòng, công tác cung ứng, kiểm tra vật tư nông nghiệp đã tạo điều kiện tốt cho sản xuất. Đến nay, toàn bộ diện tích lúa đã cấy xong với diện tích 1.479 ha, ngô đã trồng 616 ha, đạt 53% kế hoạch, các cây màu khác dự kiến trồng xong trước ngày 15/3. Theo cơ cấu cây trồng chính, giống lúa lai chiếm 58%, lúa thuần 42%, 100% diện tích sử dụng giống ngô lai năng suất cao như NK66, CP888, NK4300. Các xã đang triển khai kế hoạch chuyển đổi 18 ha đất lúa, 75,3 ha đất mầu kém hiệu quả sang trồng cây giá trị cao như chuối tiêu hồng, đậu tương, bí xanh, bí đỏ… Chủ trương định hướng phát triển mạnh cây ăn quả, từng bước mở rộng trồng cây dược liệu được tích cực thực hiện. Đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt, đặc biệt là đàn gia cầm với tổng đàn 485.000 con.

 

 

* Sáng 27/2, đoàn công tác liên ngành do đồng chí Đinh Quang Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Mai Châu.

 

Năm 2015, theo kế hoạch, huyện Mai Châu gieo trồng tổng diện tích 4.853 ha, trong đó, gieo cấy 888 ha, đã làm đất được 834 ha và gieo trên 29 tấn lúa, chủ yếu là giống lúa thuần BC 15. Chi nhánh Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp huyện đã chủ động cung ứng gần 23 tấn giống lúa, 5,3 tấn giống ngô và 195 tấn phân bón các loại với chất lượng tốt và giá hợp lý phục vụ cho sản xuất vụ xuân 2015. Đến ngày 27/2, toàn huyện đã cấy được hơn 600 ha, không có hiện tượng mạ bị chết rét.  Đến thời điểm hiện tại, mạ đã bén rễ lên xanh, bước đầu tình hình sản xuất vụ xuân 2015 trên địa bàn huyện cơ bản thuận lợi. Huyện chỉ đạo các xã chủ động chuyển 78 ha đất không chủ động nước tưới sang trồng cây khác chủ yếu ở các xã Mai Hạ, Nà Phòn, Xăm Khòe, nguyên nhân do diện tích các chân ruộng ở cuối nguồn nước khó điều tiết. Hiện các HTX đang tập trung làm đất để trồng màu chủ yếu là ngô, dưa hấu, mướp đắng. Công tác chăn nuôi, thú y được thực hiện có hiệu quả, không có dịch bệnh xảy ra.

 

   

Đoàn kiểm tra đi kiểm tra tình hình sản xuất tại xóm Đồng Uống, xã Mai Hạ.

 

Sau khi đi kiểm tra tại các xã Mai Hạ, Mai Hịch, đồng chí Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đề nghị huyện Mai Châu tập trung làm đất, nạo vét kênh mương, đắp bờ giữ nước, tích cực bám đồng, bón phân hữu cơ cho ruộng, chủ động phương án chống hạn, tranh thủ thời tiết thuận lợi hoàn thành việc gieo cấy trong tháng 2, đồng thời thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, công tác quản lý vật tư, giống, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

* Chiều Cùng ngày, đoàn công tác liên ngành đã đi kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Tân Lạc.

 

Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc, để đảm bảo sản xuất vụ xuân thắng lợi, huyện đã cung ứng được trên 110 tấn giống lúa, trong đó trên 10 tấn lúa lai, trên 28 tấn lúa thuần và trên 8,5 tấn giống ngô và trên 530 tấn phân hoá học các loại. Theo kế hoạch, vụ xuân 2015 huyện Tân Lạc gieo trồng 8.250 ha, trong đó cấy lúa 1.800 ha, trồng ngô 2.500 ha ngô, mía 1.890 ha, sắn 1.100 ha và các cây trồng khác. Đến ngày 27.2, toàn huyện đã cấy được trên 900 ha lúa, trồng được 1.200 ha ngô và 1.600 ha mía. Nhờ chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho mạ nên toàn huyện không có diện tích mạ chết rét. Bà con trong huyện tranh thủ thời tiết thuận lợi cấy hết diện tích trong khung thời vụ. Vụ đông - xuân 2015, huyện dự kiến chuyển 500 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm theo hình thức luân canh. Đến thời điểm hiện tại mực nước ở các hồ chứa trong toàn huyện đạt khoảng 70-80% dung tích. Công tác phòng - chống đói rét cho đàn gia súc khá tốt nên không có trâu bò bị chết đói do rét và không có dịch bệnh thú y. Công tác bảo vệ rừng, PCCR được tăng cường nên trước, trong và sau tết trên địa bàn huyện không xảy ra cháy rừng và khai thác rừng trái phép.

 

   

Đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra thực tế tình hình sản xuất tại xã Tuân Lộ, Tân Lạc

 

Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn kiểm tra đã đi thực tế tại các xã Tuân Lộ, Địch Giáo và Phong Phú.

 

 

* Ngày 27/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT do đồng chí Quách Tự Hải, Phó Giám đốc Sở dẫn đầu đã đến làm việc với huyện Cao Phong và thành phố Hòa Bình về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân 2015.

 

    

            Kiểm tra tình hình sản xuất tại xã Tây Phong (Cao Phong).

 

Theo UBND huyện Cao Phong: Toàn huyện đã được cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại giống, vật tư nông nghiệp và các điều kiện khác phục vụ sản xuất. Đến nay, tổng số lượng lúa giống đã gieo đạt khoảng 23,5 tấn, không có diện tích mạ bị chết rét. Vụ này, giống lúa thuần chiếm 52,3% diện tích, giống lai chiếm 34,9% diện tích, còn lại là giống nếp và địa phương. Dự kiến, toàn huyện sẽ trồng khoảng 400 ha lúa, cây có củ trồng mới khoảng 710 ha, cây thực phẩm khoảng 300 ha, cây công nghiệp hàng năm trồng mới khoảng trên 7.000 ha. Đặc biệt, chuyển đổi 120 ha lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, giữ ổn định diện tích cây trồng lợi thế của địa phương gồm 2.600 ha mía và 1.200 ha cây ăn quả có múi. Cùng với sản xuất trồng trọt, các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi đều đang có diễn biến thuận lợi theo đúng kế hoạch đề ra.

 

   

          Kiểm tra tình hình chứa nước tại hồ Lim, xã Dân Chủ (TPHB).

 

Thành phố Hòa Bình cũng đang đảm bảo khá tốt tiến độ sản xuất. Đến ngày 27/2, diện tích lúa đã cấy đạt 507,5 ha (vượt 1% diện tích kế hoạch), tổng lượng thóc gieo mạ khoảng 25,4 tấn (gồm cả mạ dự phòng), trong đó giống lúa thuần chiếm khoảng 75% diện tích. Ngoài lúa, thành phố Hòa Bình xác định các loại cây trồng chính trong vụ chiêm - xuân gồm: ngô, nhóm cây lấy củ, cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm (chủ lực là rau). Theo đánh giá của phòng Kinh tế TPHB, hiện nay mức tích nước tại các công trình hồ chứa thấp hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 10%, diện tích lúa có khả năng bị hạn cục bộ cuối vụ khoảng 180 ha. Chính vì vậy, thành phố đang tích cực xây dựng các phương án chống hạn để chủ động kiểm soát nguy cơ hạn cuối vụ. Bên cạnh làm tốt công tác thủy lợi, trong thời gian tới, thành phố sẽ chú trọng triển khai công tác thú y, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, tiếp tục triển khai kế hoạch trồng rừng sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng cho công tác kiểm kê rừng theo Dự án điều tra, kiểm kê rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2016..

 

 

* Cùng ngày, đoàn công tác Sở NN&PTNT đã triển khai kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm - xuân năm 2015 tại huyện Đà Bắc.

 

Theo báo cáo của huyện Đà Bắc, vụ chiêm - xuân năm 2015 toàn huyện có kế hoạch gieo trồng các loại cây với tổng diện tích trên 8.000 ha, trong đó, lúa nước 920 ha. Đến nay, bà con nhân dân trong huyện đã cơ bản làm đất xong, mạ đã ngâm, ủ, gieo được 48 tấn, đạt 100% kế hoạch, trong đó, giống lúa thuần chiếm 75% tổng lượng hạt gieo, bà con nhân dân đã chuẩn bị đủ lượng giống, phân bón và một số vật tư khác phục vụ cho sản xuất. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã cấy được khoảng 276 ha, chiếm khoảng 30% diện tích. Theo đánh giá của huyện Đà Bắc, đối với vụ chiêm - xuân năm nay, chính quyền các cấp của huyện đã tích cực vào cuộc chỉ đạo, động viên nhân dân tiến hành hoạt động sản xuất trên tất cả mọi mặt. Từ phòng chống rét cho mạ, chuyển đổi đất trồng lúa, cây mầu kém hiệu quả sang trồng cây giá trị cao cho đến cơ giới hóa trong nông nghiệp, công tác chăn nuôi, thú y... được các phòng, ban, địa phương và UBND huyện đồng loạt triển khai trên tất cả các địa bàn trong huyện.

 

Đáng chú ý, trong tổng số 8.000 ha đất dự kiến trồng cấy có khoảng 80ha lúa có khả năng bị hạn. Diện tích cây mầu bị hạn hiện tại cũng vào khoảng 2.000ha. Hiện tại, huyện Đà Bắc đã triển khai tập trung các nguồn lực nhằm đảm bảo chống hạn cho lúa và cây mầu trên địa bàn, phấn đấu đến ngày 10/3, toàn huyện sẽ cấy xong toàn bộ lúa chiêm - xuân. Đồng thời, chuyển đổi các diện tích trồng lúa bị hạn sang trồng các loại cây mầu khác. 

 

 

Dự kiến có khoảng 2.000 ha đất trồng mầu và 80 ha đất trồng lúa của huyện Đà Bắc bị hạn.

 

* Tại huyện Kỳ Sơn, Đoàn công tác của sở NN&PTNT cũng đã tiến hành đi kiểm tra tình hình sản xuất đầu năm trên địa bàn huyện.

 

Theo lãnh đạo huyện Kỳ Sơn, tính đến nay, các địa phương đã chuẩn bị đủ giống theo diện tích kế hoạch đề ra với lượng giống gieo ước khoảng 38,0 tấn, chất lượng giống đảm bảo, cơ cấu giống các loại: giống lúa lai chiếm 46.0% diện tích, giống lúa thuần chiếm 40%, giống địa phương chiếm 14%. Vật tư, phân bón phục vụ sản xuất đã được chuẩn bị đầy đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất ở các địa phương. Vụ chiêm - xuân năm 2015, huyện đã hỗ trợ 50% kinh phí lúa giống DQ11 cho các xã, thị trấn với lượng giống là 4.607 kg giống. Do điều kiện thời tiết thuận lợi không có rét đậm, rét hại do vậy mạ xuân phát triển tốt, tiến độ cấy của huyện đạt 887 ha, đạt 85% kế hoạch. Dự kiến đến khoảng ngày 5/3 hoàn thành kế hoạch cấy lúa xuân. Các mặt công tác khác như: chăn nuôi thú y, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi... được đánh giá khá chủ động và có những định hướng kịp thời nhằm đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra. Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cũng nêu ra những khó khăn như: một số nơi bị hạn hán không đảm bảo nước cho sản xuất; tình trạng chăn thả gia súc rông chưa tiêm phòng vắc xin kịp thời nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng; vẫn còn tình trạng người dân trông chờ ỷ lại nhà nước hỗ trợ...

 

 

 

                                                                                Nhóm PV

 

Các tin khác

Ông Nguyễn Văn Khuyên đang kiểm tra trái phật thủ.
Công ty CP TM - ĐT Nguyên liệu mới tại KCN Mông Hoá (Kỳ Sơn) sử dụng 60% lao động địa phương với mức thu nhập ổn định 3,6 triệu đồng/người/tháng.
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở NN&PTNT và huyện Yên Thủy kiểm tra sản xuất tại xóm Lòng, Yên Trị.

Hợp Thịnh sôi nổi phong trào hiến đất, góp công xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về thăm Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) - xã điểm xây dựng NTM của tỉnh. Đồng chí Lê Đình Phương, Chủ tịch UBND xã phấn khởi chia sẻ: Thời gian qua, triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, cán bộ và nhân dân trong xã đã tích cực tham gia. Đặc biệt trong năm 2014, hưởng ứng phong trào thi đua của huyện và tình hình thực tế, xã phát động phong trào thi đua chuyên đề “Xây dựng đường giao thông nội đồng theo tiêu chí NTM” nhằm phấn đấu hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông.

Bình ổn giá cả trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán năm 2015, công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh được tăng cường thông qua kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm... đã góp phần tạo thị trường lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 giảm 0,18%

(HBĐT) - Tháng 2, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân tăng để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi. Tuy nhiên, do nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, có kế hoạch tăng nguồn hàng phục vụ, áp dụng các biện pháp bình ổn giá nên giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không có biến động lớn.

Ổn định giá cả, thị trường hàng hóa sau Tết

(HBĐT) - Kể từ ngày 21/2 (mồng 3 Tết) trở đi, gần như tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh đã lác đác hoạt động. Hàng hóa cung cấp chủ yếu là thực phẩm tươi sống, rau xanh, các loại hoa quả. Từ ngày mồng 6 Tết, khi mọi sinh hoạt của người dân đã bình thường, các chợ đã đi vào nề nếp, tình trạng họp chợ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tự giải tỏa.

Viettel Hòa Bình - Đơn vị tốp đầu trong đóng góp ngân sách tỉnh

(HBĐT) - Trong ngày cuối năm 2014, tập thể cán bộ, công nhân viên Viettel - Chi nhánh Hòa Bình tập trung cao độ trong hoạt động kinh doanh, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Những nỗ lực của Viettel Hòa Bình trong suốt những năm qua đã được đánh giá bằng những con số cụ thể với mức tăng trưởng vượt bậc năm sau cao hơn năm trước. Nhờ đó, Viettel Hòa Bình luôn là đơn vị trong tốp đầu đóng góp vào ngân sách tỉnh với con số hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Đầu tư hạ tầng cơ sở vùng khó khăn Lạc Sỹ

(HBĐT) - Lạc Sỹ còn nhiều khó khăn nhưng mấy năm nay, hạ tầng KT -XH được đầu tư và phát huy hiệu quả, cải thiện cuộc sống, sản xuất của người dân. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Quách Hương Lam cho biết: Lạc Sỹ là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Yên Thủy gần 20 km, nguồn sống người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Con đường liên xã nối đường Hồ Chí Minh được đầu tư từ nhiều năm trước đến nay vẫn phát huy tác dụng, phá thế cô lập của xã, góp giao lưu, thông thương hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục