Vườn hoa của gia đình bác Linh, chị Lâm ở xóm Nghĩa (thị trấn Vụ Bản-huyện Lạc Sơn) đã cho nguồn thu lớn, gấp 10 lần lúa.
(HBĐT) - Cùng bác Bùi Văn Lương, trưởng xóm Nghĩa (thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn) đến thăm mô hình trồng hoa của 2 gia đình bác Bùi Thị Linh và chị Bùi Thị Lâm ở đồng Dinh thấy được niềm vui của người trồng hoa trong mùa xuân này. Ngoài những luống hoa đã bán trước và trong dịp Tết Ất Mùi, những vạt hoa còn lại cũng đủ đem lại sắc màu rực rỡ trong ngày đầu năm. Chỉ là hoa cúc thôi nhưng hội tụ đủ các loại sắc màu xen kẽ nhau: trắng, vàng, tím…
Bác Bùi Thị Linh chia sẻ: Gia đình đã có 3 năm trồng hoa; vụ hoa năm nay, vườn hoa của 2 gia đình chúng tôi bán được giá. Với diện tích khoảng gần 2 sào (25.000 bông) cũng có nguồn thu khoảng 30-40 triệu đồng. Dịp Tết vừa rồi, thương lái, người mua lẻ trong vùng đến tại vườn để mua hoa. Số còn lại chúng tôi bán ở chợ thị trấn Vụ Bản. Sức mua của bà con mạnh nên việc tiêu thụ hoa cũng thuận lợi. Số ít còn lại, 2 gia đình thống nhất sẽ bán trong dịp rằm tháng giêng. Nói về nghề trồng hoa, bác trưởng xóm Nghĩa cho rằng, nghề này đã làm phong phú thêm chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi của đồng bào nơi đây (ngoài lúa, màu, chăn nuôi…). Cách đây 3 năm, dự án trồng hoa, cây cảnh của tỉnh (nay là dự án trồng hoa và cây ăn quả) đã được tỉnh, huyện triển khai mô hình điểm ở xóm Nghĩa, tạo cơ hội mới cho bà được tiếp cận với nghề mới. Cùng với các bước như xây dựng mô hình điểm, cải tạo đất trồng cho phù hợp với các loại hoa, đầu tư cây giống, dự án còn tạo điều kiện cho bà con được tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại một số tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên. Cán bộ khoa học đã đến cơ sở hướng dẫn bà con các quy trình kỹ thuật trồng hoa. Lần đầu tiên, cánh đồng xóm Nghĩa xuất hiện các loại hoa: lay-ơn, ly, huệ…(khoảng 5.000 gốc hoa). Bác Lương, một trong các hộ tham gia dự án khẳng định: Hoa phát triển tốt ở cánh đồng xóm Nghĩa. Năm đầu còn chệch choạc đôi chút, đến năm 2013, những hộ tham gia trồng hoa (được 7.000 gốc hoa) có thể thở phào yên tâm vì đã bước đầu chọn được giống hoa phù hợp với chất đất, có thể đầu tư mở rộng diện tích vì nhất là đầu ra bảo đảm (giá cả bán bình quân là 10.000 đồng/3 bông cúc). Chính điều này đã thôi thúc các gia đình như bác Linh, chị Lâm đầu tư, tìm tòi hơn trong đầu tư, thâm canh nhằm tìm được chìa khoá tốt nhất cho cho sản phẩm hoa đẹp cho thị trường (như độ lớn của cành, bông…). Để việc trồng hoa đạt chất lượng, thành viên các gia đình đều chú tâm tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi; khai thác tiện ích của In-tơ-nét để xem kinh nghiệm, cách làm ở các nơi như Hà Nội, Đà Lạt (Lâm Đồng), Bắc Ninh…Thời điểm nào cần vun xới, che lưới; thời kỳ nào cần tỉa bỏ hoa, bớt nụ để bông hoa to hơn, mập hơn…đều được các thành viên chia sẻ, chỉ dẫn cho nhau. Bác Lương cho rằng, nhìn người trồng hoa chăm tưới cho hoa có vẻ thanh nhàn nhưng không hẳn như vậy mà mỗi người cần sự chăm chút, tỷ mỷ, kỹ lưỡng ở từng công đoạn. 2 năm trồng hoa, tôi nhận thấy rằng: nếu làm tốt nghề này có thể đem lại nguồn thu gấp 10 lần lúa. Thực tế từ gia đình tôi và 12 luống hoa của gia đình bác Linh, chị Lâm có thể chỉ ra điều đó. Vấn đề tiếp theo mà chúng tôi quan tâm là ngoài các giống cúc (tạo nên sự ổn định trong phát triển và đầu ra), chúng tôi mong muốn ngành chức năng tiếp tục thử nghiệm để trồng thành công các loại giống hoa khác có giá trị kinh tế cao hơn…Từ những mô hình trồng hoa đã góp phần để cuộc sống đồng bào Mường ở xóm Nghĩa thêm khởi sắc khi mức thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người/năm (2014). Xóm có nhà văn hoá, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã có sự cải thiện đáng kể. Hiện nay, cả xóm chỉ còn 1/90 hộ nghèo. Cuộc sống xuân sắc bừng thức từ mỗi cánh đồng lúa, ngô, ruộng hoa của các hộ dân nơi đây.
Bùi Huy
(HBĐT) - Theo đồng chí Đinh Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn, năm 2014, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
(HBĐT) - Sáng 26/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT do Phó Giám đốc Sở Vương Đắc Hùng dẫn đầu đã kiểm tra sản xuất tại huyện Yên Thủy và Lạc Sơn.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về thăm Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) - xã điểm xây dựng NTM của tỉnh. Đồng chí Lê Đình Phương, Chủ tịch UBND xã phấn khởi chia sẻ: Thời gian qua, triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, cán bộ và nhân dân trong xã đã tích cực tham gia. Đặc biệt trong năm 2014, hưởng ứng phong trào thi đua của huyện và tình hình thực tế, xã phát động phong trào thi đua chuyên đề “Xây dựng đường giao thông nội đồng theo tiêu chí NTM” nhằm phấn đấu hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông.
(HBĐT) - Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán năm 2015, công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh được tăng cường thông qua kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm... đã góp phần tạo thị trường lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng.
(HBĐT) - Tháng 2, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân tăng để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi. Tuy nhiên, do nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, có kế hoạch tăng nguồn hàng phục vụ, áp dụng các biện pháp bình ổn giá nên giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không có biến động lớn.