Từ vốn vay NHCSXH, nhiều hộ dân xã Kim Sơn, Kim Bôi đầu tư mua máy xay xát phục vụ bà con trong xóm, xã.

Từ vốn vay NHCSXH, nhiều hộ dân xã Kim Sơn, Kim Bôi đầu tư mua máy xay xát phục vụ bà con trong xóm, xã.

(HBĐT) - Là xã vùng sâu của huyện Kim Bôi, Kim Sơn còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nguyên nhân chính là người dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, không có ngành nghề phụ. Những năm qua, nhờ có nguồn vốn vay từ NHCSXH, cuộc sống của nhân dân trong xã đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên.

 

Đến nay, toàn xã còn 129 hộ nghèo. Nguồn vốn NHCSXH không chỉ giúp an sinh xã hội mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phá bỏ vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như bưởi, chanh, cam. Đến nay, diện tích trồng cây ăn quả của xã phát triển trên 70 ha. Hàng năm, đàn gia súc, gia cầm đều tăng, nhất là đàn trâu, bò đem lại hiệu quả kinh tế. Tiêu biểu như hộ chị Bùi Thị Đương, xóm Bái, trước đây là hộ nghèo của xã. Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị đầu tư mua 1 con trâu, đến nay đàn trâu đã phát triển lên 5 con, gia đình đã từng bước thoát nghèo, vươn lên thành hộ khá, trả lãi, gốc đúng hạn... Bên cạnh đó, nhờ có nguồn vốn HS-SV nhiều con em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề.

 

Chị Bùi Thị Hảo, cán bộ chuyên trách xóa đói - giảm nghèo xã Kim Sơn cho biết: Xã hiện có 14 tổ TK&VV với hơn 500 thành viên, dư nợ toàn xã đạt gần 9 tỉ đồng thực hiện 6 chương trình tín dụng chính sách gồm cho vay hộ nghèo, cận nghèo, SX-KD, HS-SV, NS&VSMT, nhà ở. Trong đó dư nợ chương trình hộ nghèo cao nhất, gần 4 tỉ đồng. Cán bộ chuyên trách thường xuyên tham mưu cho UBND xã phân loại hộ nghèo, xác định hộ nghèo thuộc diện vay vốn, phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động hộ nghèo và đối tượng chính sách gia nhập tổ, xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn theo nhu cầu, đối tượng, số dư nợ của các thôn để bình xét cho vay, thông báo tới các thôn trình trưởng ban XĐ-GN phê duyệt. Đồng thời vận động các thành viên tham gia gửi tiết kiệm được trên 70 triệu đồng. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và hoạt động của các tổ, chỉ đạo các tổ TK&VV tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng, tổ chức tổng kết bình xét thi đua đối với 14 tổ TK&VV, không có tổ yếu kém. UBND xã thành lập ban xử lý nợ, ban thu hồi nợ quá hạn, do đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,12%. Xã mong muốn tăng thêm nguồn vốn cận nghèo và SX-KD để người dân có vốn đầu tư phát triển kinh tế tăng thu nhập.

 

 

 

                                                                                         P.V

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục