Hoạt động giao dịch được niêm yết công khai tại 15 điểm giao dịch trong huyện. Ảnh: Cán bộ Hội nhận uỷ thác xem thông tin tại điểm giao dịch thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ).

Hoạt động giao dịch được niêm yết công khai tại 15 điểm giao dịch trong huyện. Ảnh: Cán bộ Hội nhận uỷ thác xem thông tin tại điểm giao dịch thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ).

(HBĐT) - Những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Thuỷ đã góp phần đắc lực trong trợ giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có thêm nguồn vốn ưu đãi để thực hiện các phương án SX-KD, tăng thêm thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

 

Ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền ở cơ sở, chú trọng củng cố và kiện toàn tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), thường xuyên nâng cao năng lực quản lý vốn cho Ban quản lý tổ. Từ đó, các tổ chức hội và tổ TK&VV tại các thôn, xóm, khu phố đã phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Thông qua tín dụng, đồng vốn chính sách đã đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, xoá đói - giảm nghèo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

 

Năm 2014, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Thuỷ đã cho 2.533 lượt khách hàng vay vốn đầu tư vào SX-KD thực hiện cho vay 12 chương trình tín dụng, 11/12 chương trình uỷ thác cho vay từng phần qua 4 tổ chức chính trị - xã hội với dư nợ uỷ thác 152.514 triệu đồng, chiếm 98% tổng dư nợ, nợ quá hạn chiếm 0,26% dư nợ. Đến nay, toàn huyện có 214 tổ TK&VV quản lý 7.650 hộ vay, bình quân mỗi xã có 14 tổ vay vốn, quản lý dư nợ bình quân 712 triệu đồng/ tổ, có 100% tổ huy động và gửi tiết kiệm, có trên 80% thành viên của tổ tham gia gửi tiết kiệm với số dư tiền gửi toàn huyện 2.450 triệu đồng. Hoạt động của tổ TK&VV tại địa bàn thôn, xóm ngày càng hiệu quả, phát huy vai trò là cầu nối để người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với các chương trình tín dụng ưu đãi, dịch vụ tài chính của Nhà nước. Việc công khai hoá các hoạt động tín dụng chính sách, giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm ngay tại điểm giao dịch tiết giảm được chi phí đi lại cho đội ngũ tổ trưởng và người dân. Đồng thời qua việc công khai các hoạt động tín dụng chính sách cũng tạo điều kiện để nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động NH CSXH ngay tại cơ sở.

 

Ông Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Nguồn vốn của NH CSXH góp phần quan trọng giúp 458 hộ trên địa bàn huyện thoát nghèo trong năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 14,95% giảm còn 12,98%. Nguồn vốn đã giúp bà con xây dựng được 491 công trình NS&VSMTNT, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Đến nay đã có 1.692 công trình NS&VSMT tại khu vực nông thôn được vay vốn để xây dựng. Cũng từ nguồn vốn vay ưu đãi đã có 1.478 HS-SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề. Chương trình cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm đã giải quyết cho 145 lao động có việc làm mới... Còn nhiều hộ tại vùng khó khăn, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập thấp được vay vốn của NHCSXH từng bước vượt qua khó khăn phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống, sớm vượt qua đói nghèo. Đó chính là hiệu quả KT-XH đem lại từ các kênh tín dụng của NHCSXH.

 

 

 

 

                                                                      Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Từ vốn vay NHCSXH, nhiều hộ dân xã Kim Sơn, Kim Bôi đầu tư mua máy xay xát phục vụ bà con trong xóm, xã.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lương Sơn: Biểu dương nông dân điển hình SX-KD giỏi

(HBĐT) - Ngày 13/4, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến và biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2010 – 2015.

Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH

(HBĐT) - Nghị quyết số 35, ngày 10/7/2012 của HĐND tỉnh về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 được thông qua tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khoá XV. Theo quy hoạch, mục tiêu phát triển vùng nhằm cụ thể hoá các chủ trương, chiến lược phát triển KT-XH; phát huy, khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội, ngoại vùng, các thế mạnh về du lịch, năng lượng, khoáng sản, nông, lâm nghiệp, văn hoá, sinh thái, vị trí địa lý để phát triển KT-XH của tỉnh.

Đồng thuận trong xây dựng NTM ở xã Cao Thắng

(HBĐT) - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, Đảng ủy, chính quyền xã Cao Thắng (Lương Sơn) đã xác định người dân là chủ thể tạo nên thành công trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng công tác giải quyết việc làm

(HBĐT) - Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Thời gian qua, công tác giải quyết việc làm của tỉnh có nhiều khởi sắc. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh tăng cả số vốn và quy mô. Đa số DN đều có nhu cầu sử dụng trên 1.000 lao động. Thị trường xuất khẩu lao động, ngoài các thị trường truyền thống như Đài Loan, Malayxia, Hàn Quốc, còn có các thị trường mới, thu nhập cao, việc làm ổn định như: Nhật Bản, các nước Trung Đông, Đông Âu. Điều này tạo cho người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm. Do đó, năm 2014, XKLĐ đạt cao hơn so với 2 năm trước (316 lao động).

Đại hội thường niên Quỹ TDND  liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến

(HBĐT) - Sáng 10/4, Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến tổ chức Đại hội thành viên thường niên tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014, đề ra phương hướng hoạt động năm 2015.

Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 10/4, UBND tỉnh tổ chức hội thảo “Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh chủ trì hội thảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục