Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng tham gia đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp về chính sách thuế.

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng tham gia đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp về chính sách thuế.

(HBĐT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuân lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến và sản xuất đá trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế vừa tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất-kinh doanh trong lĩnh vực này về chính sách thuế.

 

Tại hội nghị, các đại biểu được cơ quan Thuế hướng dẫn, giới thiệu các nội dung liên quan đến khai thuế, nộp thuế và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản. 

Cục Thuế đã nhận được gần 20 ý kiến của các doanh nghiệp gửi tới đề nghị giải đáp với nội dung liên quan đến những vấn đề mà người nộp thuế đang quan tâm chủ yếu như giá tính thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp quyền khai thác khoáng sản… Hầu hết các ý kiến đã được Cục Thuế giải đáp cụ thể, rõ ràng. Những vướng mắc ngoài thẩm quyền giải quyết, trong thời gian tới, Cục Thuế sẽ tham mưu với UBND tỉnh, đề xuất với cơ quan Thuế cấp trên sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

 

                                                                      

                                                Văn Hồng Quý ( Cục Thuế tỉnh)

Các tin khác

Huyện Tân Lạc phát triển được trên 200 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.   ảnh: Mô hình trồng bưởi của gia đình ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối cho thu nhập trên 600 triệu đồng /năm.
Hệ thống đường GTNT xã Mai Hạ (Mai Châu) được nhựa hóa đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành làm việc với UBND huyện lương Sơn.

Cam Cao Phong- Đón “mưa vàng”

(HBĐT) - Ồng Nguyễn Hồng Thủy, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong) phấn khởi thông báo: Trận mưa lớn hơn 1 tiếng đồng hồ đêm 21, rạng sáng 22/4 đối với trồng cam mía Cao Phong là trận mưa vàng. Cơn “khát nước” của cam, mía dai dẳng hơn 1 tháng đã được giải tỏa.

“Chợ” mía Yên Nghiệp

(HBĐT) - Nói là “chợ” những thực chất là điểm tiêu thụ mía Yên Nghiệp- Lạc Sơn. Từ nhiều năm nay, điểm tiêu thụ mía trên quốc lộ 12 B, giáp đường Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Yên Nghiệp trở thành nơi tiêu thụ nông sản quan trọng của bà con trồng mía huyện Lạc Sơn.

Chú trọng kết cấu hạ tầng trong phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020”. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Trung Hải – UVT.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành tham dự hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Xã Tu Lý thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(HBĐT) - Đưa tôi đi quanh xóm thăm những vườn bưởi, vườn thanh long, trồng rau màu, ông Nguyễn Hồng Vân, Trưởng xóm Kim Lý, xã Tu Lý (Đà Bắc) cho biết: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiều năm nay, bà con trong xóm mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trông hợp lý, nâng cao giá trị của đất, thu nhập cho gia đình. Trên những ruộng lúa 1 vụ, bà con chuyển sang trồng rau, mùa nào thức nấy. Sau vài năm, xóm đã trở thành “vựa rau” của huyện. Để mua được rau sạch nhiều gia đình ở thị trấn còn đến tận xóm mua về ăn. Không chỉ cung cấp rau trong địa bàn huyện, nhiều hộ còn mang ra TPHB bán. Đến nay, diện tích trồng rau của xóm trên 3 ha. Nhiều hộ chỉ từ 1.000 - 2.000 m2 trồng rau mỗi năm cho thu trên 100 triệu đồng.

Kết nối doanh nghiệp với nông dân - bài học kinh nghiệm sâu sắc từ huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Trong chuyến công tác về thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), tôi đã từng nghe một cán bộ khối đoàn thể của thị trấn hỏi thăm: Chị đã từng nghe tên Công ty Nông nghiệp Mạnh Lý? Trụ sở chính của họ ở đâu, SX-KD những gì và đến nay có còn hoạt động? Tôi đã trả lời đồng chí cán bộ ấy một cách trung thực: Tôi chưa từng nghe. Tuy nhiên, qua vài câu đối thoại ngắn đó, tôi đã hiểu rằng sau câu hỏi đó có điều gì uẩn khúc. Bẵng đi một thời gian, đến tháng 3/2015, Báo Hoà Bình tiếp nhận một lá đơn phản ánh về việc: nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Lạc đã bị một công ty “ma” lừa đảo.

Người dân đóng góp bình quân 36% tổng chi phí hạng mục CDF

(HBĐT) - Trong 4 năm (2011 - 2014), ở 87 xã thuộc 11 huyện trong Dự án PSARD toàn tỉnh ước thực hiện trên, dưới 1.800 hạng mục CDF, tỷ lệ đóng góp của người dân trong tổng chi phí các hạng mục CDF trong các năm khoảng 36% với 3 loại đóng góp chủ yếu là góp công, hiến đất và góp tiền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục