Quốc lộ 12B, đoạn qua xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) được đầu tư, nâng cấp tạo tiền đề phát triển KT -XH địa phương.

Quốc lộ 12B, đoạn qua xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) được đầu tư, nâng cấp tạo tiền đề phát triển KT -XH địa phương.

(HBĐT) - Vào những ngày cuối tháng 4, chúng tôi về xã Thượng Cốc là một trong những xã của huyện Lạc Sơn in dấu ấn nhiều nhất các cuộc kháng chiến cứu nước. Giao thông đi lại thuận lợi, hai bên đường là những ruộng lúa, mía, rừng keo xanh mướt, rồi từng tốp học sinh đến trường trong những bộ đồng phục mới cảm nhận được sự đổi thay nơi đây.

 

Đồng chí Bùi Văn Vân, Chủ tịch UBND xã ôn lại chuyện cũ: Những năm trước cách mạnh tháng 8, nhân dân Thượng Cốc chịu hậu quả nặng nề của chế độ lang đạo với những hủ tục rất lạc hậu. Từ khi có Đảng lãnh đạo, chính quyền xã đã cùng các đoàn thể quần chúng vận động nhân dân xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín, đứng dậy chống lại sự áp bức của lang đạo. Trong kháng chiến chống Pháp, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân xã Thượng Cốc tích cực góp hàng tấn gạo, thực phẩm cùng sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. Năm 1948, đoàn quân Tây Tiến chọn Thượng Cốc là điểm tập hợp các cánh quân để tiến về Tây Bắc. Nhân dân trong xã đều nhường nhà cho bộ đội, nhường chỗ chữa trị cho thương, bệnh binh. Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt cùng với dịch bệnh hơn 200 chiến sĩ Tây Tiến đã hy sinh tại đây.

 

Trong kháng chiến chống Mỹ, 604 thanh niên xã Thượng Cốc đã lên đường nhập ngũ, trong đó 44 chiến sĩ hy sinh, 29 người là thương, bệnh binh. Xã đã cung cấp hàng chục tấn lương thực và nhu yếu phẩm cho chiến trường miền Nam. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhân dân Thượng Cốc đóng góp trên 10 nghìn ngày công, nhường nhà cho bộ đội đóng quân, góp phần chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc.

 

Đồng chí Bùi Văn Vân cho biết: Đến nay, Thượng Cốc vẫn là xã thuần nông và còn 6 xóm nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, nhân dân đang từng ngày vượt qua khó khăn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Những năm trước về Thượng Cốc những ngày giáp hạt, lễ tết thì chuyện đứt bữa là phổ biến nhưng nay không còn. Hầu hết các hộ đã tích cực chuyển đổi từ cây lúa sang trồng mía, ngô, cam, bưởi... Nhiều hộ không chỉ làm nông nghiệp mà chuyển hướng sang ngành nghề khác như kinh doanh, buôn bán nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư chăn nuôi quy mô hàng hóa... Số hộ trong xã có thu nhập khá dần tăng lên, hiện chiếm trên 30%. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 9,2%, bình quân lương thực đạt 450 kg /người/năm, thu nhập bình quân đạt 14, 5 triệu đồng/người/ năm, 100% hộ được sử dụng điện lưới, 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, trên 20% xóm đạt chuẩn văn hóa. Công tác y tế thôn bản, chăm sóc sức khỏe được quan tâm. Năm học 2013-2014, tỷ lệ trẻ em của xã đến trường đạt 100%, cả xã có 17 học sinh giỏi cấp tỉnh và 29 học sinh giỏi cấp huyện. Công tác ANTT của xã luôn bảo đảm. Tính đến nay, Thượng Cốc đã đạt 9 tiêu chí xây dựng NTM.

 

Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Trong những năm tới, Đảng bộ và chính quyền các cấp Thượng Cốc nỗ lực phấn đấu đưa xã sớm hoàn thành tiêu chí xây dựng ntm, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chính quyền vững mạnh xứng đáng với truyền thống cách mạng của các thế thệ cha anh đi trước.

 

                                                                       

 

                                                                        Việt Lâm

 

Các tin khác

Nông dân xã Tây Phong đầu tư trồng cây có múi mang lại thu nhập cao.
Cơ sở sản xuất chổi chít ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) thu hút hơn 10 lao động với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng /người/tháng.
Mô hình nuôi bò sữa của gia đình chị Hoàng Thị Thúy, xóm Trại 6, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) mỗi ngày thu từ 220 - 230 lít sữa, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Không có hình ảnh

Giá trị sản xuất CN -TTCN ước đạt trên 72 tỉ đồng

(HBĐT) - Theo UBND huyện Kim Bôi, trên địa bàn huyện có khoảng trên 600 cơ sở sản xuất TTCN tập trung vào các ngành nghề khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, may mặc, chế biến thực phẩm, đồ mộc dân dụng...

Hữu Lợi - sức vươn vùng đất khó

(HBĐT) - Những năm trước đây, nhắc đến xã Hữu Lợi không ít cán bộ, người dân huyện Yên Thủy phải lắc đầu vì cái nghèo khó, vất vả của một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện. Trình độ dân trí không đồng đều, giao thông bất lợi, nguồn nước phục vụ sản xuất khan hiếm là những nguyên nhân cơ bản khiến cái khó cứ đeo bám mãi. Tuy nhiên, hôm nay, Hữu Lợi đang có những bước tiến mới trong phát triển KT -XH. Với việc đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, chủ động của người dân trong LĐSX, xây dựng NTM đã giúp bộ mặt nông thôn nơi đây từng ngày đổi thay.

Mường Chiềng - điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước

(HBĐT) - Là xã vùng cao còn nhiều khó khăn nhưng nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống có năng suất cao vào sản xuất, quan tâm khôi phục lại chăn nuôi nên những năm gần đây, đời sống của bà con người dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã từng bước đi lên. Thu nhập bình quân năm 2014 đạt 14 triệu đồng /người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 36%. Xã là đơn vị dẫn đầu toàn diện phong trào thi đua yêu nước huyện Đà Bắc năm 2014.

Xây dựng môi trường kinh doanh hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân

(HBĐT) - Năm 2014, tỉnh ta xếp thứ 44 trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tăng 18 bậc so với năm 2013, khẳng định những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng thì việc triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân là nhiệm vụ kiên trì và lâu dài.

Huyện Lạc Thủy phát triển chăn nuôi gà, dê hàng hóa

(HBĐT) - So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Lạc Thủy có khá nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, giao thương hàng hóa để phát triển chăn nuôi. Lợi thế này cũng được các nông hộ trên địa bàn phát huy, tận dụng, từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Theo thống kê hết năm 2014, tổng đàn trâu, bò có số đầu con ổn định, đàn lợn, dê, gia cầm của huyện tăng cao so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể có gần 48.000 con lợn (tăng 10%), 485.000 con gia cầm (tăng 13%), khoảng 7.000 con dê (tăng 22,3%).

Tân Lạc: Mía tím rớt giá, tiêu thụ chậm 

(HBĐT) - Vụ mía năm 2014, cả huyện Tân Lạc trồng được 1.890 ha mía. Trong đó, 160 ha mía đường, khoảng 500 ha mía trắng còn lại diện tích mía tím tập trung ở các xã Phú Vinh, Mỹ Hòa, Phong Phú. Theo khảo sát của chúng tôi, đến nay tuy đã quá vụ thu hoạch chừng 2 tháng nhưng vẫn còn khoảng 40% mía tím vẫn chưa bán được.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục