Cơ sở sản xuất chổi chít ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) thu hút hơn 10 lao động với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng /người/tháng.

Cơ sở sản xuất chổi chít ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) thu hút hơn 10 lao động với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng /người/tháng.

(HBĐT) - Trong không khí chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp về Kỳ Sơn - mảnh đất anh dũng, kiên cường trong thời kỳ kháng chiến. Nơi đây, trong chiến tranh, quân và dân toàn huyện đã chiến đấu quên mình góp phần giành, giữ độc lập của dân tộc.

 

Đặc biệt, qua 10 năm (1965-1975) với tinh thần tất cả để chiến thắng quân thù, toàn huyện đã động viên 2.926 thanh niên nam, nữ lên đường đi chiến đấu trên mọi chiến trường, chiếm 18% lao động trong toàn huyện, gấp 6 lần huy động trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), gấp 13 lần trong những năm thực hiện nghĩa vụ quân sự (1955-1964). Trong kháng chiến chống Mỹ, 604 người con của huyện đã ngã xuống, 305 người trở về mang trong mình vết thương chiến tranh. Phát huy truyền thống anh hùng, Kỳ Sơn hôm nay đang từng ngày đổi mới. Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, mảnh đất cửa ngõ TPHB đổi thay rõ nét trên con đường xây dựng, phát triển.

 

Trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Kỳ Sơn là địa bàn được quy hoạch thuộc vùng trung tâm phát triển kinh tế, nằm trong chuỗi phát triển vùng đô thị công nghiệp TPHB - huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn gắn với hành lang kinh tế QL6 và đường Hoà Lạc - TPHB liên kết với Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện hình thành 2 KCN là Yên Quang và Mông Hóa. Trong đó, KCN Yên Quang (địa điểm tại xã Yên Quang) có quy mô diện tích trên 200 ha, hiện đang trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng. KCN Mông Hóa (địa điểm tại xã Mông Hoá) có diện tích 235,86 ha, cơ bản hoàn thành đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, hiện thu hút 10 - 15 DN hoạt động SX -KD các lĩnh vực: chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng... Tuyến đường Hòa Lạc - TPHB đi qua huyện Kỳ Sơn dài 16, 3 km đang được huyện tập trung giải phóng mặt bằng, cơ bản hoàn thành công tác kiểm kê cho 4 xã có đường đi qua là Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa và Dân Hạ. Tại xã Yên Quang đã hoàn thiện xây dựng 3 khu tái định cư. Xã Mông Hóa đang hoàn thiện 1 khu tái định cư, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư tổ chức thi công.

 

Trong phát triển CN -TTCN- xây dựng, huyện chú trọng công tác thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng và các mặt hàng TTCN, ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp nguồn thu ngân sách huyện. Trong năm qua, tổng giá trị sản xuất các ngành CN -TTCN-XD đạt 590 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm, phấn đấu năm 2015 đạt trên 997 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 36,84% cơ cấu kinh tế. 

 

Đồng chí Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong những năm vừa qua, tận dụng lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi cũng như nằm trong quy hoạch vùng động lực của tỉnh, huyện đã tập trung phát triển mạnh về lĩnh vực CN -TTCN. Ngoài ra, một số DN kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đã và đang từng bước nâng cao chất lượng, dịch vụ. Song song với đó, huyện chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi thế mạnh của địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập trung chủ yếu ở các xã vùng hạ lưu sông Đà như Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững. Từ vụ xuân năm 2014, huyện triển khai thực hiện đề án xây dựng cánh đồng mẫu. Đây là đề án có vai trò quan trọng nhằm tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp của huyện, hướng tới nền sản xuất hàng hoá bền vững, hiệu quả hơn. Trong giai đoạn đầu, đề án được thực hiện trên cây lúa, tạo kết quả tích cực như tăng năng suất lúa từ 50 - 55 tạ /ha lên bình quân 70 tạ /ha, giảm chi phí đầu vào, đem lợi nhuận tăng thêm so với ngoài mô hình từ 10-13 triệu đồng /ha/vụ, tăng thu nhập so với phương thức sản xuất cũ từ 2-3 lần... Dự kiến đến năm 2016, toàn huyện sẽ có khoảng 190 ha lúa và 35 ha cây màu được sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu. Từng bước hình thành lớp người nông dân thời đại mới, mạnh dạn thay đổi tư duy, nếp nghĩ, phương thức sản xuất cũ để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, an toàn.

 

                                                                            

 

                                                                               Thu Hà

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục