Mô hình nuôi bò sữa của gia đình chị Hoàng Thị Thúy, xóm Trại 6, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) mỗi ngày thu từ 220 - 230 lít sữa, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Là 1 trong 5 xã, thị trấn của huyện Lương Sơn được Đảng và Nhà nước phong tặng Anh hùng LLVT thời kỳ chống Pháp, xã Nhuận Trạch đang có những bước chuyển mình vững chắc trong phát triển KT -XH và là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua của huyện. Đặc biệt, xã đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM và đang hoàn thiện các thủ tục để được công nhận xã NTM.
Giới thiệu khái quát về bức tranh tổng thể của xã, đồng chí Nguyễn Hồng Tiến, Bí thư Đảng ủy xã phấn khởi cho biết: Tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV, Nhuận Trạch đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra. Trong đó, KT-XH phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15%; thu ngân sách đạt trên 3, 3 tỷ đồng; thu nhập bình quân từ 12, 5 triệu đồng/người (năm 2010) lên 19,9 triệu đồng/người (năm 2014). Công tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh, cả xã có trên 1.200 hộ dân, đến nay chỉ còn 11 hộ thuộc diện nghèo. Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển KT -XH, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ rệt. Tuy là xã thuần nông, nhưng điều quan trọng nhất là người dân năng động chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang sản xuất chuyên canh, phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại và làm chủ khoa học - kỹ thuật.
Dẫn chúng tôi đến thăm gia đình chị Hoàng Thị Thúy ở xóm Trại 6, một trong những hộ SX - KD giỏi của xã, hiện đang có trang trại bò sữa với 24 con, trong đó 14 con đã cho sữa, bình quân mỗi ngày thu từ 220 - 230 lít sữa, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã về đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhiều hộ dân trong xã đã chủ động chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang làm chuồng, trại để chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Nhiều mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi gà thả vườn thu 80 tấn /năm, bò sữa thu 200 tấn sữa /năm, nuôi lợn hướng nạc thu 248 tấn /năm... Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp cũng được chuyển đổi cơ cấu cây trồng thuần túy như lúa, ngô sang trồng những loại cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao như sắn dây, lặc lày... Để có sự chuyển biến này, Đảng bộ đã phát huy vai trò tiền phong của đảng viên, hầu hết các mô hình kinh tế đều được đảng viên xung phong làm trước, khi thấy đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương mới hướng dẫn, khuyến khích nhân dân làm theo. Điển hình như các đảng viên Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Ngòi, Nguyễn Văn Phát ở xóm Đồng Sẽ đã phát triển chăn nuôi bò sữa, trồng sắn dây, lặc lày... Từ mô hình kinh tế của các gia đình đảng viên, đến nay, toàn xã có khoảng 30 hộ nuôi bò sữa với số lượng 99 con. Hàng trăm hộ dân trồng sắn dây, lặc lày với diện tích gần 200 ha. Điều quan trọng là những sản phẩm của nhân dân làm ra đều có thị trường tiêu thụ ổn định nên đã khuyến khích nhân rộng các mô hình.
Điểm nhấn trong phát triển KT -XH ở Nhuận Trạch, đó là tháng 4/2015, xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM. Sau 5 năm thực hiện chương trình, xã đã huy động các nguồn lực được trên 93 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí NTM, trong đó, ngân sách T.ư cấp trên 5 tỷ đồng, ngân sách tỉnh cấp trên 33 tỷ đồng, còn lại là xã hội hóa, riêng nhân dân đóng góp gần 49 tỷ đồng (chiếm 44,74% tổng nguồn vốn). Đồng chí Nguyễn Văn Điền, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Là xã nằm trong vùng động lực về phát triển kinh tế của tỉnh, trong nhiều năm qua Nhuận Trạch luôn nhận được sự quan tâm đầu tư phát triển về kết cấu hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, cơ sở vật chất văn hóa, trụ sở làm việc, điện... tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT -XH địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để xã thực hiện chương trình xây dựng NTM. Bên cạnh đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chương trình này đã có sự chuyển biến tích cực, được sự đồng tình, ủng hộ của người dân thể hiện rõ qua các ý kiến, giám sát việc thực hiện về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đã huy động đóng góp ngày công, vật tư và hiến đất... thực hiện xây dựng NTM. Thông qua các hoạt động của chương trình nhiều công trình kết cấu hạ tầng được xây dựng, kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, dân chủ ở cơ sở được phát huy; cơ cấu kinh tế, lao động tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Nhuận Trạch đang hoàn thiện các thủ tục để các sớm được công nhận là xã NTM trong quý II /2015.
Ngọc Vinh
(HBĐT) - Năm 2014, tỉnh ta xếp thứ 44 trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tăng 18 bậc so với năm 2013, khẳng định những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng thì việc triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân là nhiệm vụ kiên trì và lâu dài.
(HBĐT) - So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Lạc Thủy có khá nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, giao thương hàng hóa để phát triển chăn nuôi. Lợi thế này cũng được các nông hộ trên địa bàn phát huy, tận dụng, từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Theo thống kê hết năm 2014, tổng đàn trâu, bò có số đầu con ổn định, đàn lợn, dê, gia cầm của huyện tăng cao so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể có gần 48.000 con lợn (tăng 10%), 485.000 con gia cầm (tăng 13%), khoảng 7.000 con dê (tăng 22,3%).
(HBĐT) - Vụ mía năm 2014, cả huyện Tân Lạc trồng được 1.890 ha mía. Trong đó, 160 ha mía đường, khoảng 500 ha mía trắng còn lại diện tích mía tím tập trung ở các xã Phú Vinh, Mỹ Hòa, Phong Phú. Theo khảo sát của chúng tôi, đến nay tuy đã quá vụ thu hoạch chừng 2 tháng nhưng vẫn còn khoảng 40% mía tím vẫn chưa bán được.
(HBĐT) - Dịp nghỉ lễ kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5 năm nay cũng trùng với ngày giỗ tổ Hùng Vương. Hầu hết các cơ quan, đơn vị đều cho cán bộ, công nhân viên chức nghỉ 6 ngày. Đây cũng là dịp nhiều người lên kế hoạch cho một chuyến du lịch dài ngày.
(HBĐT) - Đi lên từ đội trưởng đội sản xuất và bắt đầu công tác tại Hội Nông dân (HND) xã từ đầu những năm 90, ông Nguyễn Văn Cảnh, Phó Chủ tịch HND xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) thấu hiểu những khó nhọc của người nông dân một nắng hai sương. Với mong muốn ngày càng nhiều hội viên nông dân yên tâm phát triển sản xuất, ông đã mạnh dạn đem thế chấp sổ đỏ của gia đình mình tại ngân hàng để lấy tiền mua phân bón ứng trước cho nông dân.
(HBĐT) - Năm 2014, tiểu hợp phần 1.2 Dự án Giảm nghèo (DAGN) của huyện Đà Bắc đã đầu tư cho bà con 6 xóm ở xã Đồng Chum (Đà Bắc) trồng 41,5 ha gừng với 264 hộ tham gia. Tổng dự án đầu tư 3,3 tỷ đồng, trong đó, DAGN hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.