Chị Đỗ Thị Phượng (thứ 2 từ trái sang) nhận bằng khen của UBND tỉnh tại hội nghị điển hình tiên tiến phụ nữ toàn tỉnh năm 2015.
(HBĐT) - Không chỉ là người phụ nữ chăm chỉ, cần mẫn, ham học hỏi, nhạy bén trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, chị Đỗ Thị Phượng, thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) còn là người phụ nữ hăng hái đi đầu trong các phong trào thi đua của Hội Phụ nữ và địa phương phát động; tích cực với phong trào xây dựng, duy trì tổ, nhóm phụ nữ tiết kiệm và giúp nhau phát triển kinh tế...
Trong những năm qua, chị Phượng luôn chịu khó học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, kinh doanh giỏi của chị em trong chi hội. Từ đó, kết hợp với kiến thức có được khi tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH -KT về chăn nuôi, trồng trọt, chị Phượng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá. Lúc đầu, chị đưa giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất, kết hợp với cải tạo vườn tạp, trồng bưởi Diễn, nhãn lồng, ổi, chanh. Ngoài ra, gia đình chị còn trồng thêm các loại cây ngắn ngày như: sả, giềng...
Chị Phượng cho biết: Khi bắt đầu trồng 150 cây bưởi Diễn /ha, gia đình đã áp dụng các tiến bộ KH -KT vào trồng và chăm sóc cây. Những năm đầu gia đình trồng xen cây ngắn ngày để “lấy ngắn nuôi dài”. Từ năm thứ ba trở đi bưởi cho thu hoạch với bình quân 20 quả trở lên /cây. Những năm sau, số lượng quả tăng dần. Ngoài thu quả, gia đình chị còn chiết, tỉa cành bán cho người có nhu cầu mua cây giống với giá từ 25.000 - 30.000 đồng /cành. Nhìn chung, giá bưởi ổn định, thị trường tiêu thụ rộng nên thu nhập từ trồng bưởi hơn hẳn các loại cây trồng khác. Riêng năm 2014, vườn bưởi của gia đình chị trừ chi phí thu được trên 200 triệu đồng.
Có nguồn thu nhập ổn định từ bưởi Diễn, gia đình chị đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt và gà thả vườn. Mỗi năm bình quân xuất chuồng từ 3 - 4 lứa lợn thịt, mỗi lứa hàng chục tấn; từ 2 - 3 lứa gà, mỗi lứa vài trăm con... Từ mô hình kinh tế này, mỗi năm gia đình chị có thu nhập từ 350 - 380 triệu đồng.
Với khối lượng công việc lớn, vợ chồng chị Phượng đã tạo việc làm tại chỗ, tăng thêm thu nhập cho chị em, đồng thời gây quỹ cho chi hội hoạt động. Đặc biệt, chị Phượng còn tích cực trong phong trào xây dựng và duy trì nhóm, tổ phụ nữ tiết kiệm, giúp nhau phát triển kinh tế; thường xuyên tuyên truyền, vận động chị em, con cháu trong gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt công tác DS /KHHGĐ. Nhiều năm chị Phượng được chi Hội Phụ nữ thôn biểu dương là hội viên làm kinh tế giỏi, được xã tặng giấy khen và được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị điển hình tiên tiến phụ nữ toàn tỉnh năm 2015.
(HBĐT) - Năm 2013, Huyện ủy Tân Lạc ban hành Nghị quyết về “phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh huyện Tân Lạc giai đoạn 2013 - 2020”; năm 2014, tiếp tục ban hành Nghị quyết về “đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả huyện Tân Lạc giai đoạn 2014 - 2020”. Nhìn vào dữ liệu cụ thể này có thể thấy rõ, những năm qua, huyện Tân Lạc đã trăn trở tìm hướng phát triển cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, hành trình đưa nghị quyết vào cuộc sống còn vướng nhiều “ụ đất mấp mô” khiến những bước đi đôi lúc còn “lạng quạng”.
(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh vừa phối hợp với trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế và trường Chính trị tỉnh khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế năm 2015 cho 42 học viên.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020.
Do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trình bày tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khoá XV.
(HBĐT) - Trong những tháng đầu năm 2015, tình hình kinh tế có cải thiện, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ có sự tăng trưởng. Bên cạnh đó do cơ chế tính thuế mới được áp dụng, nguồn thu từ Công ty Thủy điện Hòa Bình tăng so với cùng kỳ 19%, tương đương 90 tỷ đồng; thu từ phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu dự kiến tăng 60 tỷ đồng; thu từ phương cấp quyền khai thác khoáng sản tăng 18 tỷ đồng năm 2015.
(HBĐT) - Từ một vùng “nóng” về ma túy, xã Pà Cò (Mai Châu) trở thành nơi đặt nhà máy sản xuất chè và nơi trồng chè shan tuyết lớn nhất tỉnh. Người đã làm thay đổi tư duy của nhiều gia đình nơi đây là bà Nguyễn Thị Tâm, ở phường Tân Thịnh (TPHB). Suốt nhiều năm qua, bà đã không quản ngại khó khăn gây dựng lên thương chè shan tuyết Pà Cò nổi tiếng.