Cây nhãn đang trở thành cây trồng hàng hóa có giá trị ở Kim Bôi với mức thu đạt từ 250 - 300 triệu đồng/ha.

Cây nhãn đang trở thành cây trồng hàng hóa có giá trị ở Kim Bôi với mức thu đạt từ 250 - 300 triệu đồng/ha.

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm những vườn nhãn sai trĩu quả đang chờ ngày thu hoạch từ Vĩnh Tiến, Tú Sơn, Bình Sơn cho đến Sơn Thủy, đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng Phòng NN &PTNT huyện phấn khởi cho biết: Tính đến cuối tháng 6/2015, toàn huyện đã cải tạo vườn, đồi tạp trồng được hơn 1.000 ha cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Đáng lưu ý có những cây trồng đặc sản như 160 ha nhãn, 500 ha cây có múi... Giá trị kinh tế đối với cây nhãn ước đạt khoảng 250 - 300 triệu đồng /ha, cây có múi đạt khoảng 200 - 300 triệu đồng /ha. Nhờ vậy, đời sống người nông dân đã có nhiều khởi sắc. Phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đưa ngành nông nghiệp huyện Kim Bôi phát triển theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, BCH Đảng bộ huyện đã xây dựng và ban hành 2 nghị quyết chuyên đề về phát triển KT -XH. Trong đó, nhấn mạnh vào nội dung lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đầu tư thâm canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất.

 

Một số đề án đã được xây dựng, triển khai và thực hiện có hiệu quả. Tiêu biểu như đề án “Dồn điền - đổi thửa”, sau khi thực hiện thí điểm thành công tại xã Vĩnh Đồng đã được nhân rộng ra các xã: Kim Bôi, Trung Bì, Kim Bình, Sào Báy, Sơn Thủy...  Đề án “Cánh đồng cho thu nhập cao” thực hiện có hiệu quả, giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đạt trung bình 86 triệu đồng /ha, một số nơi trồng cây đặc sản đạt trên 200 triệu đồng /ha/năm. Phong trào thay đổi các loại giống lúa, ngô có năng suất cao vào sản xuất đạt tỷ lệ 50 - 60% diện tích. Đặc biệt, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định được đưa vào sản xuất ở hầu hết các xã; năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế từng bước được nâng lên.

 

Đặc biệt, toàn huyện đã hình thành được một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị cao như vùng trồng ngô (các xã Mỵ Hoà, Sào Báy, Nam Thượng, Tú Sơn, Đú Sáng...), vùng trồng mía nguyên liệu, trồng nhãn (các xã Vĩnh Tiến, Tú Sơn, Bình Sơn...), vùng trồng cây có múi (xã Kim Bôi, Mỵ Hòa, Sào Báy, Nam Thượng, Kim Sơn...).

 

Công tác KN -KL đã tích cực chuyển giao KH -KT cho nông dân, tổ chức trình diễn một số mô hình giống mới thử nghiệm đạt kết quả tốt. Diện tích gieo trồng hàng năm bình quân đạt từ 17 - 18 nghìn ha.

 

Song song với trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện cũng có bước phát triển khá theo hướng đa dạng về chủng loại, sản phẩm chăn nuôi đã trở thành hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện. Nhiều mô hình chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Hiện, toàn huyện đã phát triển được khoảng trên 100 gia trại quy mô vừa và nhỏ;  5 trang trại quy mô lớn.

 

Tiếp tục phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đang có nhiều giải pháp kịp thời hỗ trợ kinh phí khắc phục hạn hán, thuốc trừ sâu bệnh, giống cây trồng; xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi... phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành nông - lâm nghiệp tăng 4,6%/năm, huyện có nền nông nghiệp chất lượng cao vào năm 2020.

 

 

   Dương Liễu

 

 

 

 

Các tin khác

Chị Đỗ Thị Phượng (thứ 2 từ trái sang) nhận bằng khen của UBND tỉnh tại hội nghị điển hình tiên tiến phụ nữ toàn tỉnh năm 2015.
Nhiều hộ ở xóm Sát Thượng, xã Tự Do (Lạc Sơn) phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo việc làm và tăng thêm nguồn thu nhập.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Không có hình ảnh

Phân công quản lý nhà nước một số lĩnh vực về nông nghiệp

(HBĐT) - Sáng 1/7, Sở NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Tân Lạc - cần lắm một tầm nhìn

(HBĐT) - Năm 2013, Huyện ủy Tân Lạc ban hành Nghị quyết về “phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh huyện Tân Lạc giai đoạn 2013 - 2020”; năm 2014, tiếp tục ban hành Nghị quyết về “đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả huyện Tân Lạc giai đoạn 2014 - 2020”. Nhìn vào dữ liệu cụ thể này có thể thấy rõ, những năm qua, huyện Tân Lạc đã trăn trở tìm hướng phát triển cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, hành trình đưa nghị quyết vào cuộc sống còn vướng nhiều “ụ đất mấp mô” khiến những bước đi đôi lúc còn “lạng quạng”.

Cục thuế tỉnh: Bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế

(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh vừa phối hợp với trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế và trường Chính trị tỉnh khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế năm 2015 cho 42 học viên.

Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020.

Giải pháp thu ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2015

(HBĐT) - Trong những tháng đầu năm 2015, tình hình kinh tế có cải thiện, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ có sự tăng trưởng. Bên cạnh đó do cơ chế tính thuế mới được áp dụng, nguồn thu từ Công ty Thủy điện Hòa Bình tăng so với cùng kỳ 19%, tương đương 90 tỷ đồng; thu từ phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu dự kiến tăng 60 tỷ đồng; thu từ phương cấp quyền khai thác khoáng sản tăng 18 tỷ đồng năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục