(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về định mức hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu được miễn thuế, xét miễn thuế, không chịu thuế.

 

Cụ thể, định mức hành lý được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng của người nhập cảnh gồm: 1,5 lít rượu từ 22 độ trở lên; 2 lít rượu dưới 22 độ; 3 lít đồ uống có cồn, bia.

Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng dung tích vượt không quá 1lít thì được miễn thuế cả chai, nếu dung tích vượt quá 1 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Đối với thuốc lá, người nhập cảnh được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng trong định mức 200 điếu thuốc lá điếu; 100 điếu xì gà; 500 gam thuốc lá sợi.

Quyết định cũng nêu rõ, đối với thuốc lá điếu, xì gà, người nhập cảnh chỉ được mang theo đúng định mức miễn thuế; nếu mang vượt định mức miễn thuế thì phần vượt phải được tạm gửi tại kho của Hải quan cửa khẩu và nhận lại trong thời hạn quy định tại Khoản 5 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Các định mức trên không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi.

Về định mức hành lý đồ dùng cá nhân, số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi.

Định mức hành lý của người nhập cảnh là các vật phẩm khác ngoài danh mục hàng hóa quy định nêu trên (không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá không quá 10 triệu đồng Việt Nam.

Khách nhập cảnh thường xuyên theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP không được hưởng định mức hành lý miễn thuế quy định nêu trên cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được hưởng định mức hành lý miễn thuế 1 lần.

Định mức hàng hóa là tài sản di chuyển miễn thuế

Quyết định cũng nêu rõ định mức hàng hóa là tài sản di chuyển miễn thuế. Cụ thể, hàng hóa là tài sản di chuyển (gồm đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, trừ xe ô tô, xe mô tô) của cá nhân, của tổ chức, công dân Việt Nam kết thúc kinh doanh, làm việc ở nước ngoài về nước, định mức được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với mỗi đồ dùng, vật dụng là 1 cái hoặc 1 bộ.

Đối với xe ô tô, xe mô tô đã qua sử dụng thuộc sở hữu của cá nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật, được miễn thuế nhập khẩu 1 xe ô tô, 1 xe mô tô, nhưng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

Đối với xe ô tô (đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng) của cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ 1 năm trở lên theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam nhập khẩu để sử dụng trong thời gian làm việc tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng 1 xe ô tô.

Xe ô tô đã qua sử dụng phải đảm bảo có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. Chủ xe phải tái xuất xe ô tô khi kết thúc thời gian làm việc tại Việt Nam, trường hợp chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì phải nộp thuế và thực hiện theo quy định của pháp luật đối với xe ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng. Trường hợp cần gửi lại xe ô tô để sử dụng trong đợt làm việc tiếp theo, chủ xe phải có giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước Việt Nam đã mời về nước làm việc.

 

 

                                                           Mạnh Tuấn (TH)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn công tác GPMB, TĐC, thúc đẩy tiến độ dự án đường 433 (đoạn km 0 - km 23).
Không có hình ảnh
Do mưa lũ gây cuốn trôi đất đá xuống đường lên cảng 3 cấp (TP Hòa Bình).

Sửa đổi quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 30/2015/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án Giảm nghèo: Tiên phong trong hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

(HBĐT) - Đến nay, mặc dù trên địa bàn một số huyện đã tồn tại phương thức liên kết giữa hộ sản xuất và các công ty, song cơ hội liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa mở ra đối với các hộ nghèo vì những lý do như địa bàn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá, nhận thức và trình độ sản xuất còn hạn chế, nhất là kiến thức về sản xuất hàng hoá (sản xuất không theo quy trình và tiêu thụ theo hợp đồng và không theo định hướng). Dự án Giảm nghèo đã tiên phong trong hoạt động liên kết thị trường, kết nối hiệu quả giữa khâu sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Những tín hiệu vui trong thu hút đầu tư, phát triển CN-TTCN

(HBĐT) - Trong 5 năm qua, bối cảnh nền kinh tế thế giới, trong nước có nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế. Sự phát triển của ngành CN-TTCN nói chung và công tác thu hút đầu tư đối mặt với nhiều thách thức. Các DN, cơ sở sản xuất phải gồng mình, không ít trong số đó hoạt động cầm chừng, thu nhỏ quy mô hoặc giải thể, ngừng hoạt động. Trong thế khó, với sự hỗ trợ, tạo thuận lợi của địa phương, đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã triển khai nhiều giải pháp duy trì, phát triển sản xuất hiệu quả. Công tác thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN mới đạt 590,14 tỷ đồng, đến năm 2015 ước đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 69%. Toàn huyện hiện có 97 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn 1.252,7 tỷ đồng.

Lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án trong xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã tập trung ưu tiên công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và con em các gia đình chính sách, hộ nghèo. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về cơ sở hạ tầng, kiến thức KH-KT, pháp lý, tín dụng, giáo dục, giải quyết việc làm, y tế, đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt. Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nghèo để chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Khuyến khích, động viên những người đã thoát nghèo mạnh dạn vươn lên làm giàu và giúp đỡ những người nghèo khác xóa đói - giảm nghèo.

Hướng đến nền sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao

(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Văn Khang, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn, một trong những điểm nhấn sản xuất nông nghiệp của huyện những năm qua là bước đầu đã xây dựng và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng các loại cây trồng.

Kè sông Bôi - Sức ép tiến độ

(HBĐT) - Dự án nạo vét gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi (Kè sông Bôi) được triển khai từ năm 2009, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đến nay dự án đã được bố trí đủ nguồn vốn và phải hoàn thành trong năm 2016, trong khi đó giá trị giải ngân mới được 314,124/798,6 tỷ đồng. Hiện chủ đầu tư đang phối hợp với chính quyền các địa phương và các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn trong GPMB, đôn đốc nhà thầu tập trung thi công để bảo đảm tiến độ, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục