(HBĐT) - Theo thống kê của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, 9 tháng năm 2015, toàn tỉnh ước giải quyết việc cho 11.900 lao động, đạt 74,4% so với kế hoạch tỉnh giao.
Trong đó, ngành công nghiệp giải quyết việc làm cho 2.850 người; ngành nông nghiệp 6.800 người; ngành thương mại - dịch vụ 2.250 người; xuất khẩu lao động được 210 người; thông qua quỹ quốc gia giải quyết việc làm 3.800 người. Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH tổ chức kiểm tra công tác giải quyết việc làm và thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm tại 11 huyện, thành phố. Các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm trong 9 tháng là thành phố Hoà Bình, huyện Kim Bôi, Lạc Sơn; các huyện có nhiều lao động đi XKLĐ là Lương Sơn, Yên Thuỷ, Mai Châu.
PV
(HBĐT) - Theo Sở KH-ĐT, chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm trên toàn địa bàn tỉnh ước đạt 15.673 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 81,63% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp không tính Công ty Thủy điện Hòa Bình ước đạt 6.937 tỷ đồng, tăng 18,47% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 75% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Công nghiệp Hòa Bình là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được tỉnh ta tập trung thúc đẩy trong suốt nhiều năm qua. Tân dụng, phát huy nhiều lợi thế tạo đà đưa công nghiệp Hòa Bình cất cánh đã được thể hiện rõ độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt trên 18,2%/năm, trong suốt 5 năm qua.
(HBĐT) - Ở vào thời điểm những năm 2012 – 2013, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra dịch tai xanh ở lợn và cúm trên đàn gia cầm. Trong khi tình hình tiêu thụ gia trại của nhân dân vùng dịch bị ngưng trệ, nghiêm cấm không được bán ra ngoài thì các cơ sở chăn nuôi, trang trại của huyện nhờ có giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đảm bảo nên vẫn thuận lợi xuất ra thị trường ngoại tỉnh.
(HBĐT) - Tính đến tháng 9/2015, toàn tỉnh duy vẫn duy trì ở mức 2.500 ha nuôi trồng thủy sản, trong ao hồ nhỏ. Thống kê, các địa phương đã phát triển đạt 2.100 lồng nuôi cá, tăng 400 lồng so cùng kỳ năm 2014.
(HBĐT) - Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh ta bắt đầu thực hiện từ năm 2014 với định hướng xuyên suốt là nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây thực chất là quá trình tạo ra sự thay đổi trong từng lĩnh vực của ngành, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa (SXHH) tập trung với quy mô hợp lý, đạt hiệu quả cao dựa trên nền tảng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại.
(HBĐT) - Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp quan trọng để huyện Cao Phong tăng cường cơ sở vật chất thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, điện, trạm y tế, trụ sở, trường học, tạo nền tảng cho phát triển KT -XH, đảm bảo AN -QP trong những năm qua và các năm tiếp theo.